Trong quá trình điều khiển phương tiện lưu thông trên đường cao tốc, nhiều tài xế vô cùng bức xúc với hiện tượng ô tô chạy chậm bên làn trái gây cản trở giao thông đường bộ. Vậy hành vi đi chậm trên làn trái của đường cao tốc có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đi chậm làn trái trên đường cao tốc có bị xử phạt không?
Thực tế cho thấy, hiện tượng chạy chậm trên đường cao tốc là một trong những hiện tượng không còn hiếm gặp đối với các tài xế. Không ít tại sử hiện nay cho rằng, chỉ tuân thủ quy định chung về tốc độ tối đa và quy định về tốc độ tối thiểu cho từng đoạn đường hoặc toàn bộ tuyến đường cao tốc, ví dụ như tài xế có thể duy trì tốc độ 60km/h giờ khi lưu thông ở làn đường có dưới hạn tốc độ tối đa là 120km/h. Hiện tượng này dẫn đến nhiều bất cập cho các phương tiện xung quanh, nhiều phương tiện ô tô xung quanh chạy chậm tuy nhiên gian hàng ngang trên đường cao tốc gây cản trở cho quá trình lưu thông đường bộ, khiến cho các phương tiện phía sau muốn vượt qua phương tiện đó để tiếp tục lưu thông dân gặp rất nhiều khó khăn, một phần cũng dẫn tới tình trạng tạt đầu và vượt ẩu tốc độ, rất nguy hiểm và tìm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Thực tế cho thấy, đây là một trong những hiện tượng khiến đơn vị quản lý một số tuyến đường cao tốc đã đưa ra quy định về giới hạn tốc độ tối đa trên đường cao tốc, ví dụ như cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, cao tốc Hà Nội – hải Phòng, cao tốc đại lộ Thăng Long … Mặc dù thế nhưng quy định này mới chỉ góp phần nào giải quyết được tình trạng phóng nhanh vượt ẩu trên làn đường cao tốc, chứ chưa có bắt buộc các phương tiện chạy với tốc độ chậm không được lưu thông ở làn trái ngoài cùng trên đường cao tốc. Tham khảo một số quy định về pháp luật an toàn giao thông đường bộ của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ có quy định về việc, phương tiện nếu lưu thông với tốc độ chậm thì cần phải đi ở làn đường bên phải để tránh cản trở cho các phương tiện khác trong quá trình lưu thông trên đường cao tốc.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, tài xế điều khiển phương tiện di chuyển chậm ở làn trái trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Không nhường đường cho phương tiện phía sau xin vượt đúng quy định của pháp luật;
– Chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều tuy nhiên không đi về phía bên phải của làn đường xe chạy, ngoại trừ trường hợp các phương tiện khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ tối đa do pháp luật quy định.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
Trong khi đó, đối với hành vi điều khiển phương tiện ô tô lưu thông trên đường cao tốc chạy với tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều tuy nhiên không đi về phía bên phải của làn đường xe chạy thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Theo đánh giá thì nhiều người cho rằng, đây là mức phạt tiền quá thấp không đủ sức răn đe để có thể thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người tài xế, trong khi hành vi của họ là hành vi rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn khó lường.
2. Trong trường hợp đưa phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện xe ô tô cần phải tuân thủ các quy tắc nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi điều khiển phương tiện ô tô lưu thông trên đường cao tốc. Đường cao tốc là một trong những đoạn đường cho phép lưu thông với tốc độ nhanh, vì vậy các phương tiện ô tô cần phải có những quy tắc nhất định để tránh xảy ra tai nạn trong quá trình lưu thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề giao thông trên đường cao tốc. Theo đó, nguyên tắc khi tham gia giao thông trên đường cao tốc được quy định như sau:
– Những đối tượng được xác định là người lái xe, người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc về an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, thì con phải tuân thủ đầy đủ các quy định sau đây:
+ Tài xế khi đưa phương tiện đi vào đường cao tốc bắt buộc phải phát tín hiệu xin vào đường cao tốc và phải nhường đường cho các phương tiện khác đang lưu thông trên phần đường xe chạy, khi cảm thấy an toàn thì mới cho phương tiện đó nhập vào dòng xe chạy ở làn đường sát mép bên ngoài của đường cao tốc, nếu có làn đường tăng tốc thì cần phải cho phương tiện chạy trên làn đường tăng tốc đó trước khi đưa phương tiện vào làn đường chính của đường cao tốc;
+ Khi tài xế điều khiển phương tiện ra khỏi đường cao tốc thì bắt buộc phải điều khiển phương tiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì bắt buộc phải cho phương tiện chạy xe trên làn đường giảm tốc đó trước khi đưa phương tiện rời khỏi phần đường cao tốc;
+ Không được phép điều khiển phương tiện lưu thông ở làn đường dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc;
+ Không được phép điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ tối đa hoặc dưới tốc độ tối thiểu được ghi nhận trên các biển báo và sơn kẻ trên mặt đường cao tốc.
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng, người lái xe bắt buộc phải cho phương tiện chạy cách nhau một khoảng cách an toàn được ghi nhận trên các biển báo hiệu;
– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi pháp luật cho phép. Trong trường hợp bắt buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe cần phải đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy, nếu trong trường hợp người lái xe không thể đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy thì cần phải phát tín hiệu báo hiệu để người lái xe khác biết.
Theo đó thì có thể nói, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc nêu trên trong quá trình tham gia lưu thông trên đường cao tốc để đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng, sức khỏe cho chính bản thân mình và cho những người khác tham gia giao thông.
3. Tốc độ tối thiểu mà phương tiện được phép chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Xe ô tô là một trong những phương tiện xe cơ giới. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, phương tiện xe cơ giới bao gồm nhiều phương tiện khác nhau, cụ thể: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác. Theo đó, xe ô tô chạy trên đường cao tốc cũng cần phải tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của các loại phương tiện xe cơ giới. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, có quy định về vấn đề tốc độ của các loại xe cơ giới, xe chuyên dùng trên đường cao tốc. Bao gồm:
– Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không được phép vượt quá 120km/h;
– Người tham gia giao thông lưu thông trên đường cao tốc, người lái xe và người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng bắt buộc phải tuân thủ quy định của pháp luật về tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi nhận trên các biển báo hiệu đường bộ, sơn mạch kẻ đường trên các làn đường xe chạy của đường cao tốc.
Theo đó, tốc độ trong quá trình tham gia giao thông trên đường cao tốc bắt buộc phải tuân thủ theo tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu phản ánh trên các biển báo hiệu và sơn mặt kẻ đường của phần đường xe chạy. Trong trường hợp không có biển báo hiệu thì tốc độ tối đa cho phép lưu thông trên đường cao tốc là 120km/h và không có quy định cụ thể về tốc độ tối thiểu trong trường hợp này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: