Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kiến thức lý thuyết cần ôn tập môn sinh học lớp 10:
- 2 2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 1:
- 3 3. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 2:
- 4 4. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 3:
- 5 5. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 4:
- 6 6. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 4:
- 7 7. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học:
1. Kiến thức lý thuyết cần ôn tập môn sinh học lớp 10:
– Chu kì tế bào là gì? Nêu diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian?
– Trình bày diễn biến cơ bản của tế bào trong quá trình nguyên phân. Tại sao nguyên phân có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?
– Phân biệt giảm phân I và giảm phân II.
– So sánh giảm phân với nguyên phân?
– Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Giảm phân?
– Kể tên các loại môi trường sống của vi sinh vật trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm? Cho ví dụ.
– Nêu các tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
– Phân biệt hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí? Phân biệt hô hấp với lên men?
– Trình bày quá trình phân giải prôtêin, phân giải polisaccarit và ứng dụng của các quá trình này? Giải thích tại sao vi sinh vật phải phân giải ngoại bào?
– Phân biệt quá trình tổng hợp với quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?
– Trình bày đặc điểm của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
– Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nuôi cấy không liên tục, và nuôi cấy liên tục?
– Vi khuẩn có những hình thức sinh sản nào? Phân biệt bào tử sinh sản với nội bào tử?
– Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng?
– Dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố hóa học và vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật hãy phân tích các biện pháp để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật?
– Mô tả đặc điểm cấu tạo của vi rút? Vi rút có những loại cấu trúc nào?
– Nêu 3 đặc điểm cơ bản của vi rút? Phân biệt vi rút với vi khuẩn?
– Nêu 5 giai đoạn nhân lên của vi rút trong tế bào? Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
– Nêu tác hại và ứng dụng của vi rút trong sản xuất và đời sống của con người?
– Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
– Thế nào là miễn dịch? Có những kiểu miễn dịch nào, cho ví dụ?
– Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu?
– Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
– Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn?
– Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể lại xảy ra hiện tượng đào thải?
– Tại sao tế bào bạch cầu lại có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?
2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 1:
Câu 1: Phân chia nhân trong quá trình nguyên phân thực chất là
A. phân chia các gene nằm ở ti thể.
B. phân chia vật chất di truyền DNA và nhiễm sắc thể.
C. phân chia các bào quan.
D. phân chia vật chất di truyền ở tế bào chất.
Câu 2: Loại tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành mọi tế bào của cơ thể trưởng thành gọi là
A. tế bào soma.
B. tế bào mô sẹo.
C. tế bào gốc trưởng thành.
D. tế bào gốc phôi.
Câu 3: Vi sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm vi sinh vật nhân sơ?
A. Nấm đơn bào.
B. Vi nấm.
C. Tảo đơn bào.
D. Vi khuẩn.
Câu 4: Loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo con đường quang hợp là
A. vi khuẩn màu lục.
B. vi khuẩn lam.
C. vi khuẩn màu tía.
D. vi khuẩn nitrate.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình phân bào?
A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.
D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.
Câu 6: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là
A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.
B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.
C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.
Câu 7: Sản xuất thuốc kháng sinh là một ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực
A. nông nghiệp.
B. thực phẩm.
C. y dược.
D. xử lí chất thải.
Câu 8: Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học chủ yếu nào sau đây?
A. Vi sinh vật có sự đa dạng về di truyền.
B. Vi sinh vật có phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng.
C. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất nhanh.
D. Vi sinh vật có khả năngsinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.
Câu 9: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
A. Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng.
B. Tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
C. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài đó.
D. Ứng dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin.
Câu 10: Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học là
A. có tác dụng nhanh chóng.
B. không gây ô nhiễm môi trường.
C. có khả năng diệt trừ sâu bệnh.
D. có khả năng cải tạo đất trồng.
Câu 11: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là
A. vi sinh vật có khả năng vận chuyển chất thải, chất độc hại và kim loại nặng xuống tầng sâu của địa chất.
B. vi sinh vật có khả năng sinh nhiệt để đốt cháy tất cả các chất thải, chất độc hại và kim loại nặng.
C. vi sinh vật có khả năng tạo ra màng sinh học ngăn chặn chất thải, chất độc hại và kim loại nặng gây hại cho môi trường.
D. vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng.
Câu 12: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh vật?
A. Sữa chua.
B. Vaccine.
C. Chất kháng sinh.
D. Lúa mì.
Câu 13: Chủng vi sinh vật được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
A. Saccharomyces cerevisiae.
B. Streptomyces griseus.
C. Bacillus thuringiensis.
D. Rhizobium.
Câu 14: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?
A. Sữa chua đông tụ, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.
B. Sữa chua tách nước, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.
C. Sữa chua đông tụ, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.
D. Sữa chua sủi bọt, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.
Câu 15: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm
A. lõi nucleic acid và vỏ ngoài.
B. vỏ ngoài và vỏ capsid.
C. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
D. gai glycoprotein và lõi nucleic acid.
Câu 16: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là
A. hấp thụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → giải phóng.
B. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng → lắp ráp.
C. hấp thụ → lắp ráp → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng.
D. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.
Câu 17: Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là
A. hấp thụ.
B. xâm nhập.
C. tổng hợp.
D. lắp ráp.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về virus?
A. Virus có thể sống tự do hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
B. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
C. Virus cũng có cấu tạo tế bào giống như các sinh vật khác.
D. Virus có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn lớn hơn vi khuẩn.
Câu 19: Virus khác vi khuẩn ở điểm là
A. có kích thước lớn hơn.
B. có cấu tạo tế bào.
C. có lối sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. có hình dạng và cấu trúc đa dạng.
Câu 20: Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là
A. sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể.
B. suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
C. sốt cao, tiêu chảy, đau họng.
D. tiêu chảy, đau nhức các bộ phận cơ thể.
Câu 21: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là
A. HIV.
B. SARS-CoV-2.
C. Paramyxo virus.
D. Aphtho type A.
Câu 22: Các chủng virus cúm khác nhau về
A. chấtcấu tạolõi nucleic acid.
B. chấtcấu tạo lớp vỏ ngoài.
C. loại enzyme phiên mã ngược.
D. loại tổ hợp gai glycoprotein.
Câu 23: Virus không gây bệnh theo cơ chế nào sau đây?
A. Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
B. Cơ chế sản sinh các độc tố trong tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
C. Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan gây đột biến gene dẫn đến ung thư.
D. Cơ chế sản sinh các độc tố bên ngoài tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
Câu 24: Virus không được sử dụng trong ứng dụng nào dưới đây?
A. Chế tạo vaccine.
B. Sản xuất thuốc trừ sâu.
C. Làm vector trong công nghệ di truyền.
D. Sản xuất enzyme tự nhiên.
Câu 25: Virus có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh các chủng đột biến hơn virus có vật chất di truyền là DNA vì
A. các virus RNA có khả năng tái tổ hợp với các virus RNA khác tạo ra loại virus mới.
B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót.
C. các virus RNA có vỏ protein linh hoạt, dễ bị biến tính trong môi trường nội bào của tế bào chủ.
D. các lõi nucleic acid của virus RNA thường có khả năng chủ động tạo ra những đột biến theo hướng tăng cường khả năng xâm nhập của virus.
Câu 26: Triệu chứng điển hình của cây trồng bị nhiễm virus là
A. lá màu xanh đậm; thân cây mọc cao vống lên nhưng yếu và dễ đổ gãy.
B. lá bị xoăn; có những vết nâu, trắng hoặc vàng trên lá và quả; sinh trưởng chậm.
C. lá có màu vàng đỏ; thân cây xuất hiện nhiều u bướu nhỏ.
D. sinh trưởng chậm; lá cây vàng héo rồi rụng; số lượng hoa và quả đều giảm.
Câu 27: Vật trung gian truyền bệnh lùn xoắn lá ở lúa là
A. rầy nâu.
B. ong mắt đỏ.
C. ruồi giấm.
D. muỗi vằn.
Câu 28: Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?
A. Vì động vật hoang dã có thể là ổ chứa mầm bệnh truyền nhiễm.
B. Vì động vật hoang dã có thể tấn công gây nguy hiểm cho con người.
C. Vì động vật hoang dã có thể làm biến đổi gene của con người.
D. Vì động vật hoang dã có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của con người.
Đáp án
1. B | 2. D | 3. D | 4. B | 5. B | 6. B | 7. C |
8. C | 9. D | 10. B | 11. D | 12. D | 13. C | 14. A |
15. C | 16. D | 17. C | 18. B | 19. C | 20. A | 21. A |
22. D | 23. D | 24. D | 25. B | 26. B | 27. A | 28. A |
3. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 2:
Câu 1 (1 điểm): Nếu đựng sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả lại có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích?
Câu 3 (1 điểm): Hãy giải thích tại sao chúng ta cần tiêm nhiều mũi vaccine phòng bệnh do virus SARS – CoV -2 gây ra, trong khi vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ cần tiêm một lần trong đời.
Đáp án:
Câu 1:
Đựng sirô quả sau trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình.
Câu 2:
– Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả.
– Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.
Câu 3:
Mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số chủng virus. Bởi vậy:
– Cần tiêm nhiều mũi vaccine phòng chống bệnh do virus SARS – CoV – 2 vì virus này có vật chất di truyền là RNA dễ biến chủng tạo ra các chủng mới nhanh chóng. Do đó, một loại vaccine có thể phòng được một hoặc một vài chủng virus, nhưng có thể không phòng được các chủng virus mới, cần tiêm bổ sung để hạn chế tối đa việc nhiễm virus do các chủng mới gây ra.
– Ngược lại, virus gây bệnh quai bị ít biến chủng hơn. Do đó, chỉ cần tiêm một lần là có tác dụng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
4. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 3:
Câu 1: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, mô sẹo hay còn được gọi là
A. mô bì.
B. mô callus.
C. mô cứng.
D. mô dày.
Câu 2: Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là
A. các chất vô cơ.
B. các chất hữu cơ.
C. ánh sáng.
D. các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
Câu 3: Những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ được gọi là
A. vi sinh vật tự dưỡng.
B. vi sinh vật dị dưỡng.
C. vi sinh vật khuyết dưỡng.
D. vi sinh vật quang dưỡng.
Câu 4: Môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung các chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất được gọi là
A. môi trường nuôi cấy không liên tục.
B. môi trường nuôi cấy bán liên tục.
C. môi trường nuôi cấy liên tục.
D. môi trường nuôi cấy đơn giản.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?
A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.
B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.
C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.
D. Virus không thể gây bệnh ung thư.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệt nó và tế bào chuyên hóa.
B. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng.
C. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm.
D. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải.
Câu 7: Bánh mì, bia và rượu đều là sản phẩm lên men của
A. nấm mốc Aspergillus oryzae.
B. vi khuẩn lactic.
C. nấm Saccharomyces cerevisiae.
D. vi khuẩn E.coli.
Câu 8:Ngành nghề nào sau đây có liên quan rất lớn đến công nghệ vi sinh vật?
A. Công nghệ thực phẩm.
B. Nuôi trồng thủy sản.
C. Quản lí đất đai.
D. Công nghệ thông tin.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật đối với con người?
A. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
C. Vi sinh vật tự dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp.
D. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học giúp bảo vệ các đường ống, các thiết bị công nghiệp.
Câu 10: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?
A. Vi sinh vật có kích thước hiển vi.
B. Vi sinh vật có khả năng gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp và phân giải các chất nhanh.
D. Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.
Câu 11: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của vi sinh vật?
A. Rượu, bia.
B. Thuốc kháng sinh.
C. Sữa chua.
D. Dầu ăn.
Câu 12: Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh?
A. Nấm men.
B. Tảo đơn bào.
C. Xạ khuẩn.
D. Vi khuẩn lactic.
Câu 13: Nước được sử dụng trong quá trình làm sữa chua là
A. nước vừa đun sôi khoảng 100 oC.
B. nước lọc ở nhiệt độ phòng khoảng 50 oC.
C. nước lạnh ở nhiệt độ khoảng 10 – 15 oC.
D. nước đun sôi để nguội đến khoảng 50 oC.
Câu 14: Cần phải bảo quản sữa chua thành phẩm trong tủ lạnh nhằm
A. hạn chế tốc độ lên men quá mức, kéo dài thời gian bảo quản.
B. tăng tốc độ lên men, kéo dài thời gian bảo quản.
C. tăng giá trị dinh dưỡng và độ ngon của sữa chua.
D. tăng độ đông tụ và độ ngọt thanh của sữa chua.
Câu 15: Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ
A. DNA.
B. RNA.
C. protein.
D. phospholipid.
Câu 16: Lõi nucleic acid được lắp vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh là đặc điểm của giai đoạn
A. hấp phụ.
B. xâm nhập.
C. tổng hợp.
D. lắp ráp.
Câu 17: Virus có thể sống kí sinh ở các nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn.
B. Thực vật.
C. Động vật.
D. Tất cả các nhóm sinh vật trên.
Câu 18: Virus nào dưới đây có dạng hình xoắn?
A. Adenovirus.
B. Virus khảm thuốc lá.
C. Virus cúm.
D. Thể thực khuẩn.
Câu 19: Các virion khác virus khác ở đặc điểm là
A. có lõi nucleic acid là DNA.
B. có lõi nucleic acid là RNA.
C. có vỏ capsid cấu tạo từ protein.
D. có vỏ ngoài cấu tạo từ phospholipid.
Câu 20: Sự phát tán của virus thực vật được thực hiện cơ bản theo hai cách là
A. truyền theo đường thẳng và theo đường chéo.
B. truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.
C. truyền theo đường dịch mô và theo sinh sản.
D. truyền trực tiếp và bán trực tiếp.
Câu 21: Biện pháp chủ động phòng tránh virus hiệu quả nhất ở người là
A. tiêm vaccine.
B. vệ sinh môi trường sạch sẽ.
C. giữ gìn vệ sinh cơ thể.
D. ăn uống đủ chất.
Câu 22: Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do
A. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.
B. tế bào thực vật có màng tế bào cứng chắc.
C. virus thực vật không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.
D. virus thực vật không có lớp vỏ capsid.
Câu 23: Khẳng định nào dưới đây về sự bùng nổ của một dịch virus mới nổi là đúng?
A. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
B. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau.
C. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người.
D. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu quá hệ miễn dịch của người.
Câu 24: Nguyên nhân nào khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới?
A. Vật chất di truyền của chúng là DNA.
B. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau.
C. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến.
D. Vật chất di truyền của chúng là RNA.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?
A. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
B. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
C. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.
Câu 26: Bệnh do virus nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?
A. Bệnh SARS.
B. Bệnh AIDS.
C. Bệnh cúm.
D. Bệnh sởi.
Câu 27: Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trong trường hợp này, muỗi vằn được gọi là
A. vật chủ.
B. phổ vật chủ.
C. vật trung gian.
D. tác nhân gây bệnh.
Câu 28: Bệnh SARS-CoV-2 có triệu chứng điển hình là
A. gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.
B. sốt cao, đau đầu, nổi ban trên da, sợ nước và gió, tiêu chảy không ngừng.
C. đau đầu, khó thở, viêm phổi nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
D. bị ảo giác, lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, nuốt khó, tử vong.
Đáp án:
1. B | 2. C | 3. A | 4. C | 5. B | 6. A | 7. C |
8. A | 9. A | 10. B | 11. D | 12. C | 13. D | 14. A |
15. C | 16. D | 17. D | 18. B | 19. D | 20. B | 21. A |
22. A | 23. B | 25. D | 25. C | 26. B | 27. C | 28. C |
5. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 4:
Câu 1 (1 điểm): Việc bệnh nhân không sử dụng hết “liệu trình” thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay? Giải thích.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus.
Câu 3 (1 điểm): Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích.
Đáp án:
Câu 1:
– Khi bệnh nhân không sử dụng hết “liệu trình” thuốc kháng sinh của họ, điều này làm cho lượng vi khuẩn trong cơ thể chưa được tiêu diệt hết, khi đó các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tiếp tục phát sinh, tạo ra đột biến gen, kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Có nghĩa là DNA của vi khuẩn bị biến đổi, chúng không ngừng để thích nghi theo hướng kháng lại thuốc khác sinh và gen bị biến đổi này gọi là gen kháng thuốc. Vì vậy, nên sử dụng hết liệu trình theo sự hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả.
Câu 2:
Không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus vì:
– Thuốc kháng sinh thường ức chế hoặc tiêu diệt các kháng nguyên bằng cách tác động lên hệ thống màng tế bào và các quá trình tổng hợp protein, nucleic acid. Tuy nhiên, virus không có cấu tạo tế bào (không có màng), các quá trình tổng hợp đều dựa vào bộ máy tổng hợp của tế bào chủ. Mặt khác, virus được bảo vệ bởi lớp vỏ capsid, vỏ ngoài,… nên thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus.
– Ngoài ra, virus kí sinh nội bào bắt buộc nên thuốc kháng sinh khó có thể tiếp cận được với virus.
Câu 3:
Những người hút thuốc lá không có nguy cơ lây nhiễm từ virus này, bởi vì virus này chỉ lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác, hoặc từ cây mẹ sang cây con qua đường sinh sản, chứ không có khả năng lây nhiễm sang người.
6. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 4:
Câu 1 (1 điểm): Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.
Câu 2 (1 điểm): Tại sao trong công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh?
Câu 3 (1 điểm): Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tùy theo kiểu dinh dưỡng của chúng.
Đáp án:
Câu 1:
Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ dẫn đến các tế bào được sinh ra một cách không bình thường (tế bào đột biến) dẫn tới các ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ như sự tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát dẫn đến bệnh ung thư.
Câu 2:
Trong công nghệ tế bào thực vật, có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh vì mỗi tế bào thực vật đều có tính toàn năng, có thể phân chia và biệt hóa thành cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 3:
Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:
– Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…
– Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…
– Vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng, thức ăn trong nuôi thủy sản,…
– Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…
7. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học:
→ Do tb thực vật có thành xenlulozo
Câu 3: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
a) Ý nghĩa sinh học:
– Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản
– Đối với sinh vật nhân thực đa bào:
+ Tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoăc cơ quan bị tổn thương.
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính
Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, NP là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
b) Ứng dụng thực tiễn:
Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Câu 4: Diễn biến của quá trình giảm phân:
a) Giảm phân I: (phân bào giảm nhiễm)
Kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép
– Kì đầu I:
Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn cromatit với nhau (hiện tượng trao đổi chéo) (*). Sau khi tiếp hợp NST kép dần co xoắn.
Thoi phân bào dần hình thành và 1 số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
– Kì giữa I:
Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mpxđ của tế bào và tập trung thành 2 hàng. (*)
Dây tơ phân bào từ mỗi cực tb chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng
– Kì sau I:
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào. (*)
– Kì cuối I:
Các NST kép dần dần dãn xoắn (nhẹ)
Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
Thoi phân bào tiêu biến.
Phân chia tb chất tạo nên 2 tb con có số lượng NST kép giảm 1 nữa (n kép)
b) Giảm phân II: (phân bào nguyên nhiễm)
Kì đầu II: NST vẫn ở trạng thái n NST kép
Kì giữa II: Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kì sau II: Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
Kì cuối II: Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
Câu hỏi thêm:
1. So sánh Nguyên phân và giảm phân:
Giống nhau:
– Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
– Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
– NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
– Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
– Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính & hữu tính).
Khác nhau:
2. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
Trao đổi chéo giữa 2 cromatit không phải chị em làm đa dạng về giao tử -> đa dạng tổ hợp -> đa dạng di truyền gen, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
3. Hoạt động nào quan trọng nhất trong phân chia nhân?
Sự nhân đôi của NST trong pha S của KTG và Sự phân li đồng đều của các NS tử ở KS
Quan trọng nhất, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của tb con so với tb mẹ.
4. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
-> Vì tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc tử dễ dàng tách nhau tại tâm động và trượt được trên thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào mà không bị rối, đứt đoạn.
Phần 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:
Câu 1: Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên: dịch trái cây, nước thịt, hệ tiêu hóa (ruột) của con người,…
Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng: NaCl-5.0, CaCl2-0.1,….
Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học: Glucozo 15g/l, KH2PO4 1,0g/l, bột gạo 10g
Câu 2: Các kiểu dinh dưỡng ở VSV:
Kiểu dinh dưỡng | Nguồn năng lượng | Nguồn cacbon chủ yếu | Ví dụ |
Quang tự dưỡng | Ánh sáng | CO2 | Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục
|
Hóa tự dưỡng | Chất vô cơ | CO2 | Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh
|
Quang dị dưỡng | Ánh sáng | Chất hữu cơ | Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục
|
Hóa dị dị dưỡng | Chất hữu cơ | Chất hữu cơ | Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. |
Câu 3: Lên men etylic và lên men lactic
a) Lên men etylic
b) Lên men lactic
Câu hỏi thêm:
1. So sánh lên men etylic và lên men lactic:
Giống:
Đều là quá trình phân giải polisaccarit
Đều trong điều kiện kị khí
Sản phẩm là chất hữu cơ
Khác:
Đặc điểm so sánh | Lên men lactic | Lên men rượu |
Loại VSV | VK lactic đồng hình | Nấm men rượu, nấm (đường hóa) và vi khuẩn |
Sản phẩm | Lên men đồng tính: hầu như chỉ có axit lactic Lên men dị hình: ngoài axit lactic còn có CO2 và axit axetic, etanal | Etanal, CO2 |
Nhận biết | Có mùi chua | Có mùi rượu |
Ứng dụng | Sản xuất rượu, bia, siro, làm nở bột mì,… | Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc,… |
2. Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
-> Vì do khí axit lactic được hình thành, pH của sữa giảm, lượng nhiệt được sinh ra, protein của sữa kết tủa gây trạng thái đặc sệt.
3. Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
-> Trong quá trình làm sữa chua đã sử dụng nấm men và vi khuấn lactic cho nên trong sữa chua thành phẩm có 1-2% rượu, 1% axit lactic, rất nhiều loại vitamin dễ tiêu hóa, hấp thụ được ngay.