Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 6 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Cách ôn thi môn Lịch sử – Địa lý đạt điểm cao:
1.1. Hệ thống kiến thức theo từng thời kỳ:
Với môn lịch sử, đa số học sinh thường phàn nàn rằng học mà quên, hoặc học nhưng không biết trả lời câu hỏi. Đó là do học sinh học bài một cách máy móc (học vẹt), cố đưa kiến thức vào mà không hiểu, không biết hệ thống hóa lại kiến thức nên dễ quên, khó vận dụng vào giải bài.
Để ôn tập hiệu quả, nhớ lâu và vận dụng kiến thức vào giải đề thi môn Lịch sử, học sinh cần có kế hoạch ôn tập cụ thể, nắm chắc thời gian từ nay đến ngày thi để phân bố nội dung ôn tập phù hợp, tránh bị động, tránh dồn nén, quá tải ở kết thúc.
Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản của từng bài, lập dàn ý để học, tránh tình trạng học quá tải. Biết hệ thống hóa toàn bộ kiến thức theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nội dung chính của các thời kỳ và giai đoạn lịch sử đó, mối liên hệ kiến thức trong từng thời kỳ, mối liên hệ kiến thức giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
Ví dụ: Phần lịch sử thế giới hệ thống hóa kiến thức đã học theo từng vấn đề: Các tổ chức: Liên hợp quốc, ASEAN, EU…; Các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Nhật…); khu vực (Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ Latinh, Tây Âu…).
1.2. Hai cách ôn tập môn địa lý:
Có hai cách giúp học sinh ôn tập địa lý dễ dàng hơn và đạt kết quả kiểm tra tốt hơn.
– Một là ôn tập dựa trên Atlat và khai thác kiến thức từ tài liệu này, vì nhiều nội dung trong đề thi đã có sẵn đáp án trên Atlat. Ngoài ra, Atlat còn giúp học sinh thấy được sự phát triển của một hoạt động kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ,… Các biểu đồ trên Atlat (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ). dạng cột và đường, biểu đồ diện tích) giúp học sinh tham khảo luyện tập và hình thành kỹ năng vẽ biểu đồ. Các biểu đồ trên Atlas cũng cung cấp cho học sinh các số liệu thống kê để minh họa cho việc trình bày kiến thức.
– Cách ôn tập thứ hai là lập sơ đồ tư duy đối với những kiến thức không có trong Atlat giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ quên.
Các đơn vị kiến thức sau có thể đưa vào sơ đồ tư duy: đặc điểm của một hiện tượng địa lí, nguồn lao động; các yếu tố của một tính năng; vai trò trò chơi, vị trí của một tính năng …
2. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Khoảng thế kỉ VII TCN.
B. Khoảng thế kỉ VI TCN.
C. Khoảng thế kỉ V TCN.
D. Khoảng thế kỉ IV TCN.
Câu 2: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở?
A. Việt Trì- Phú Thọ.
B. Cổ Loa
C. Thăng Long- Hà Nội
D. Hoa Lư- Ninh Bình
Câu 3: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, săn bắt, hái lượm.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước, khai hoang, hái lượm và săn bắn.
C. Trồng trọt, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.
Câu 4. Thành Cổ Loa là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào vì
A. kết cấu của thành gồm 3 vòng khép kín được xây theo hình xoáy trôn ốc.
B. thành Cổ Loa được xây dựng rất kiên cố.
C. thành là minh chứng cho trí tuệ của người Việt cổ.
D. thể hiện được sức mạnh quân sự của nhà nước Âu Lạc.
Câu 5. Triệu Đà chia nước Âu Lạc thành hai quận và sát nhập vào quốc gia nào?
A Trung Quốc.
B Nam Việt.
C Nam Hán.
D An Nam.
Câu 6. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta?
A. Đồng hoá dân tộc ta
B. Bắt nhân dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán.
C. Chiếm đất của nhân dân ta.
D. Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Câu 7. Mục đích của chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc?
A. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
B. Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài.
C. Bắt nhân dân ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
D. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
Câu 8: Vị tưởng nào của Hải Phòng đã dẫn quân hưởng ứng khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
A. Bà Thiều Hoa
B. Bà Lê Chân.
C. Trần Phú.
D. Nguyễn Đức Cảnh.
2. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Các triều đại phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với nhân dân ta? Theo em,chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao?
Câu 2. (1,0 điểm). Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng?
Câu 3. (0,5 điểm) .Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | D | A | A | A | D | B |
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Nhà Hán đặt ra những chính sách cai trị vô cùng tàn bạo: + Về tổ chức bộ máy cai trị: Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, áp dụng pháp luật hà khắc, tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. + Về kinh tế: Bắt nhân dân ta hằng năm phải nộp rất nhiều loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa…và hàng trăm thứ thuế vô lí. Ngoài ra nhân dân ta còn phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi, trầm hương,vàng,bạc…để cống nạp cho nhà Hán. + Về văn hóa: Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta; bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán … – Theo em chính sách cho người Hán sang ở với dân ta là chính sách thâm độc nhất.Vì nó nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành một quận huyện của Trung Quốc, và xóa bỏ văn hóa bản địa, tạo ra tầng lớp tay sai. | 0,25 0,5 0,25 0,5 |
2 | – Lễ hội đền Hùng hằng năm được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ. Lễ hội là minh chứng cụ thể cho phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước. – Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng: thể hiện rõ đạo lí uống nước nhớ nguồn và tâm thức luôn hướng về nguồn cội của người Việt. | 0,5 0,5 |
3 | Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại: – Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Học sinh cần phải – Bảo vệ thành quả đó, học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc.Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã dày công xây dựng. | 0,25 0,25 |
2.2. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
I. Trắc nghiệm: hãy chọn đáp án đúng nhất: (2 điểm)
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VI TCN.
B. Thế kỉ VII TCN
C. Thế kỉ VII
D. Thế kỉ VIII TCN
Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?
A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…
Câu 4: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi guốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.
Câu 5: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 179 TCN – 938.
B. Năm 179 – 938.
C. Năm 111 TCN – 905.
D. Năm 111 – 905.
Câu 6: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là
A. Thái thú.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Thứ sử.
Câu 7: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
A. Tục nhuộm răng đen.
B. Lễ cày tịch điền.
C. Ăn tết Hàn Thực.
D. Đón tết Trung thu.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?
A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng Việt.
B. Tục thờ thần – vua vẫn được nhân dân duy trì.
C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,… được bảo tồn.
II. Tự luận:
Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)
Nội dung | Nước Văn Lang | Nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời | ||
Đứng đầu nhà nước | ||
Kinh đô |
Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)
Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như tế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6
I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | C | B | A | D | A | B |
II. Tự luận:
Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)
Nội dung | Nước Văn Lang | Nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời | – TK VII TCN | – Năm 208 TCN |
Đứng đầu nhà nước | – Hùng Vương | – An Dương Vương |
Kinh đô | – Phong Châu ( Việt Trì, Phú Thọ) | – Phong Khê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) |
(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)
– Tục nhuộm răng đen. (0,25đ)
– Tục ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ tết. (0,25đ)
– Tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc…(0,25đ)
– Tổ chức các lễ hội…(0,25đ)
Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)
– Tuỳ theo sự hiểu biết và cách trả lời của HS để cho trọn điểm.
3. Cấu trúc đề thi học kỳ I môn Lịch sử – Địa lý:
Về dạng thức, hầu hết các đề thi cuối kì môn Lịch sử – Địa lí 6 thường kết hợp cả câu hỏi tự luận và câu hỏi nghiên cứu để kiểm tra đầy đủ cả bề rộng và chiều sâu của kiến thức, năng lực của học sinh. . sẽ thi bài tổ hợp theo hình thức trắc nghiệm 100%.
Về nội dung, đề thi gồm 2 phần chia đều cho 2 môn Sử và Địa.
– Lịch sử có ba nội dung chính: Xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại và Đông Nam Á từ các thế kỷ tiếp giáp công nguyên đến thế kỷ X
– Địa lý: Bản đồ, Trái đất – các hành tinh trong hệ mặt trời và cấu trúc của Trái đất, vỏ Trái đất