Môn Địa lý lớp 7 giúp các em học sinh nhận biết và thông hiểu những kiến thức về tự nhiên, dân cư và xã hội của các châu lục trên thế giới. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 7 năm 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Địa lý 7 năm 2024 – 2025 có đáp án:
Châu Âu:
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu
+ Vị trí địa lí và biên giới của châu Âu
+ Phạm vi địa lý của châu Âu
– Đặc điểm tự nhiên châu Âu
+ Địa hình, địa chất châu Âu
+ Khí hậu, thủy văn và động thực vật châu Âu
– Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
+ Dân cư, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa châu Âu
+ Các nền kinh tế phát triển ở châu Âu
– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
+ Sự phát triển công nghiệp và môi trường ở châu Âu
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở châu Âu
– Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
+ Sự hình thành và phát triển của EU
+ Các thành viên của EU và vai trò của EU trong chính trị, kinh tế và an ninh.
Châu Á:
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á
+ Vị trí địa lí và biên giới của châu Á
+ Phạm vi địa lý của châu Á
– Đặc điểm tự nhiên
+ Địa hình, địa chất và tài nguyên tự nhiên châu Á
+ Khí hậu, thủy văn và động thực vật châu Á
– Đặc điểm dân cư, xã hội
+ Dân cư, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa châu Á
+ Các nền kinh tế phát triển ở châu Á
– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
+ Sự phát triển công nghiệp và môi trường ở châu Á
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở châu Á
– Các quan hệ đối ngoại và khu vực hợp tác kinh tế
+ Các quan hệ đối ngoại của châu Á với các nước khác
+ Các khu vực hợp tác kinh tế của châu Á như ASEAN, APEC, G20.
2. Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 7 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi số 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết đặc điểm nào?
A. Số người sinh, tử của một năm.
B. Số người dưới tuổi lao động.
C. Các độ tuổi của dân số.
D. Số lượng nam và nữ.
Câu 2: Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm nào dưới đây?
A. 1927.
B. 1950.
C. 1500.
D. 1804.
Câu 3: Nguyên nhân dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng do:
A. khí hậu mát mẻ, ổn định.
B. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
Câu 4: Châu lục nào có tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới?
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Phi.
D. châu Mĩ.
Câu 5: Đới nóng trên Trái Đất có giới hạn nào dưới đây?
A. Từ vĩ tuyến 40oN – B đến 2 vòng cực Nam – Bắc.
B. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20o Bắc – Nam.
C. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.
D. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40o Bắc.
Câu 6: Gió Tín phong thổi quanh năm ở đới nào?
A. Đới ôn hòa.
B. Đới nóng.
C. Đới lạnh.
D. Đới cận cực.
Câu 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào?
A. Nam Á, Đông Nam Á
B. Tây Nam Á, Nam Á.
C. Bắc Á, Tây Phi.
D. Nam Á, Đông Á
Câu 8: Vào thời kì mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa có hướng gió chủ yếu nào dưới đây?
A. Đông Nam.
B. Tây Bắc.
C. Tây Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 9: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa, cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng là:
A. cây lúa mì.
B. cây lúa nước.
C. cây ngô.
D. cây cao lương.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?
A. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).
B. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.
C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Vùng thuận lợi sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?
Câu 2 (2 điểm). Trình bày hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
Đáp án
Phần Trắc nghiệm
Câu 1:
Chọn: A.
Câu 2:
Chọn: B.
Câu 3:
Chọn: D.
Câu 4:
Chọn: B.
Câu 5:
Chọn: C.
Câu 6:
Chọn: B.
Câu 7:
Chọn: A.
Câu 8:
Chọn: D.
Câu 9:
Chọn: B.
Câu 10:
Chọn: C.
Phần tự luận
Câu 1:
– Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. (1 điểm)
– Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. (1 điểm)
– Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,… do có nhiều trẻ em và thanh niên. (0.5 điểm)
– Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa,… (0,5 điểm)
Câu 2:
– Hướng gió ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á:
+ Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là tây nam; khi thổi lên phía bắc, hướng gió đổi sang đông nam. (0,75 điểm)
+ Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là đông bắc; khi thổi xuống phía nam, hướng gió đổi sang tây nam. (0,75 điểm)
– Giải thích: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô. (0,5 điểm)
2.2. Đề thi số 2:
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Em hãy chọn câu trả lời đúng. Mỗi câu đúng 0,5đ)
Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Âu thuộc đới khí hậu nào?
A. Ôn hoà bán cầu Bắc
B. Ôn hoà bán cầu Nam
C. Nhiệt đới bán cầu Bắc
D. Nhiệt đới bán cầu Nam
Câu 2: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?
A. Mức độ đô thị hóa rất thấp.
B. Mức độ đô thị hóa thấp.
C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
D. Mức độ đô thị hóa cao.
Câu 3: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là:
A. Py-rê-nê.
B. Xcan-đi-na-vi.
C. An-pơ.
D. Cát-pát.
Câu 4: Thiên nhiên đới lạnh ở Châu Âu không có đặc điểm nào sau đây?
A. Khí hậu cực và cận cực
B. Thực vật chủ yếu rêu, địa y và cây bụi
C. Động vật tiêu biểu là tuần lộc, gấu trắng
D. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim
Câu 5: Nhóm đất điển hình ở phía bắc đới ôn hoà của châu Âu là:
A. Đất đỏ vàng.
B. Đất pốt dôn
C. Đất đen thảo nguyên
D. Đất phù sa
Câu 6: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương
B. Ấn Độ Dương
C. Bắc Băng Dương
D. Đại Tây Dương
Câu 7: Châu Á có số dân đông thứ mấy thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Đới khí hậu cực và cận cực của châu Á phân bố ở khu vực:
A. Đông Á
B. Bắc Á
C. Đông Nam Á
D. Nam Á
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của nó đối với việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên?
Câu 2 (2,0 điểm)
Các quốc gia Châu Âu đã thực hiện các giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?
Câu 3 (1 điểm)
Tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới năm 2020 là 18%. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới năm 2020.
Đáp án:
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 5 | B |
2 | D | 6 | D |
3 | C | 7 | A |
4 | D | 8 | B |
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm)
| a. Trình bày đặc điểm địa hình của châu Á |
|
+ Rất đa dạng: Gồm núi, sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn…Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh. | 0,5 | |
Địa hình chia thành các khu vực: + Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp. + Ở trung tâm là các vùng núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. | 0,5 | |
+ Phía đông thấp dần về biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển. | 0,5 | |
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ… | 0,5 | |
b. Ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên: | 0,5 | |
+ Thuận lợi: Cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư | 0,5 | |
+ Địa hình núi cao hiểm trở, dễ xói, sạt lở đất trở gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống | 0,5 | |
Câu 2 (2,0 điểm)
| Các quốc gia Châu Âu đã thực hiện các giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí? |
|
– Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển | 0,5 | |
– Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế Các- bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng CO2 cao | 0,5 | |
– Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch | 0,5 | |
– Đối với thành phố: Giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. | 0,5 | |
Câu 3 (1 điểm) | – Vẽ biểu đồ hình tròn đúng quy tắc, chính xác, thẩm mỹ. | 0,5 |
– Ghi đủ thông tin (số liệu %, tên biểu đồ) | 0,5 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Địa lý 7 năm 2024 – 2025 có đáp án:
TT | Chương/
chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||||||
|
|
| Nhận biết (TNKQ) | Nhận biết (TNKQ) | Nhận biết (TNKQ) | Nhận biết (TNKQ) | ||||
|
|
| Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu | Thông hiểu |
1 | CHÂU ÂU 55% = ,5 điểm | – Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên châu Âu – Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) | 5TN | 1TL | 1TL | |||||
2 | CHÂU Á 45% = 4,5 điểm | – Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội | 3TN | 1TL | ||||||