Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 9 có đáp án năm 2024. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1.Đề thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 9 có đáp án năm 2024 – mẫu 1:
I. Trắc nghiệm khách quan
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ A, B, C hoặc D (mỗi câu chỉ có một đáp án đúng).
Câu 1. Câu hát Một khúc ca đang vang vọng… có trong bài hát nào?
A. Bóng dáng một ngôi trường C. Nối vòng tay lớn
B. Nụ cười D. Lí kéo chài
Câu 2. Trong các quãng sau, quãng nào là quãng 7?
Câu 3. Dịch giọng là gì?
A. Từ nhịp 2/4 chuyển thành nhịp 5/4
B. Chuyển dịch độ cao-thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát.
C. Từ giọng trưởng chuyển thành giọng thứ.
D. Thay đổi trường độ các nốt trong bản nhạc nhưng vẫn giữ nguyên cao độ.
Câu 4. Hợp âm là gì?
A. Sự kết hợp của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 2.
B. Sự kết hợp của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 3.
C. Sự kết hợp của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 4.
D. Sự kết hợp của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 5.
II. Tự luận
Hãy hoàn thành các bài tập sau đây.
Câu 5. Chép lời bài hát Lí kéo chài.
Câu 6. Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Nụ cười (viết dưới 50 chữ).
Đáp án:
1. A
2. D
3. B
4. B
Câu 5: Lời bài hát: Lý Kéo Chài (Dân Ca Nam Bộ)
Lí kéo Chài
Quang Minh MX
Lời 1 : Nhớ năm nào ta còn chung lớp.Mái trường xưa vang hát câu ca ( Hò ơ ) Giờ đây khôn lớn nhớ nhung ( năm tháng thăng trầm) có ai (mà) chia sớt (khoan hỡi khoan hò). Bên nhau nhớ hoài (Ơ hò ơ hò là hò ơ)
Lời 2 : Hát lên bài ca mừng xuân mới. Vẫy chào xuân đang đến bên ta ( hò ơ ). Mừng vui năm mới sắp sang (ta chúc nhau cùng) ấm no (và) hạnh phúc ( vuivẻ yên lành). Năm nay phát tài ( vui mừng vui mừng chào ngày xuân sang).
Lời 3 : Tháng năm dài miệt mài chăm chỉ
gắng học chăm gương sáng noi theo( hò ơi)
ngày mai ta bước khắp nơi (khoan hỡi khoan hò)
lướt qua mọi gian khó (khoan hỡi khoan hò)
tương lai đón chờ (ơ hò ơ hò là hò hò ơ)
Lời 4 : Nhớ năm nào ta còn thơ bé có bạn bên ta hát câu ca (bạn ơi) giờ đây khôn lớn nhớ nhung (bao tháng thăng trầm) có tôi cùng chia sớt (có tôi luôn kề bên) luôn luôn nhớ hoài ( ơi bạn ơi bạn người bạn xưa)
Lời 5 : ( nguyên gốc nhé bạn nào pro thì hãy thử xem sao )
Gió lên rồi căng buồm cho khoái.Gác chèo lên, ta nướng ngô khoai .Hò ơi, Nhậu cho tiêu hết mấy chai khoan hỡi khoan hò
bỏ ghe mà nghiêng ngả ơ ơ là hò không ai là ai chống chèo
không ai chống chèo dô hò dô hò là hò dô ta
Lời 6 : ( cái này tui đăng ký ùi nha cẩn thận không đụng hàg đấy ) Nắng lên rồi ta cùng tiến tới. Súng kề vai sát cánh bên ta (hò ơ) . Giặc kia xâm chiếm nước ta ( bao nỗi đau buồn) khó khăn (và) gian khổ (không ai sờn lòng). Xông pha chiến trường (ta cùng ta cùng đồng lòng bên nhau).
Câu 6: Cảm nhận của em về bài hát nụ cười:
– Bài hát ”Nụ Cười” là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Bài hát “Nụ cười” ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc.
2. Đề thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 9 có đáp án năm 2024 – Đề số 2:
I. Kiểm tra trắc nghiệm : (4 điểm)
Câu 1. Nêu Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc?
A. Cao độ, cường độ
B. Cường độ, âm sắc
.C Cả hai đáp án trên
Câu 2. Bài hát “ Con đường học trò” của nhạc sĩ nào ?
A. Phạm Tuyên | C. Nguyễn Văn Hiên |
B. Phong Nhã | D. Đinh Viễn |
Câu 3. Tác giả bài hát “ Thầy cô là tất cả ” là ai?
A. Lê Quốc Thắng | C. Nguyễn Hải |
B. Bùi Anh Tú | D. Lê Minh Châu |
Câu 4. Bài hát “ Đời sống không già vì có chúng em ” nói lên điều gì?
A. Sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ làm cuộc sống trở lên tươi đẹp.
B. Ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái
C. Ước mơ của thiếu nhi về hạnh phúc
D. Kỉ niệm về mái trường thân yêu, nơi đó có thầy cô đã dạy dỗ chúng ta, chắp cánh những ước mơ tươi đẹp.
II. Kiểm tra tự luận: (6 điểm),
Câu 1. Chép thuộc lời bài hát ‘’ Con đường học trò »? Nêu nội dung bài hát?
Câu 2. Nêu khái niệm nhịp 4/4?
Đáp án:
I. Trắc nghiệm: mỗi đáp án đúng 1 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | C | B | A |
II.Tự luận:
Câu 1:
. Chép thuộc lời bài hát ‘’ Con đường học trò
Con đường nằm dưới hàng cây
Dắt em đi giữa hai hè phố quen
Hàng cây, ngày mỗi xanh tươi
Nghiêng lòng ra đón tiếng cười giòn tan
Em qua, em lại bao lần
Hồn nhiên là những bước chân học trò
Con đường học trò, con đường học trò !
Đưa em qua những mộng mơ tuổi hồng
Con đường học trò, con đường học trò !
Đưa em qua những mộng mơ tuổi hồng …
*Nội dung bài Con đường học trò.
Bài hát miêu tả lại hình ảnh trên đường đến trường của các em học sinh. Con đường đầy những niềm tin, sự thú vị,…
3. Đề cương ôn thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 9:
Để ôn tập môn Âm nhạc thật tốt và chuẩn bị cho kì thi cuối kì, cần chú ý các nội dung sau:
1.Ôn 2 bài hát:
– Nối vòng tay lớn, Lí kéo chài.
2. Ôn 4 bài Tập đọc nhạc: TĐN số 1, 2, 3, 4.
3. Ôn Nhạc lý:
– Giới thiệu về quãng: sgk/10.
– Thành lập các quãng sau: 2T – 2t, 3T – 3t, 6T – 6t.
2T 2t 3T 3t 6T 6t
– Xác định tên cho các quãng:
4 Đúng 3T 4 Tăng
– Giọng Son trưởng: sgk/10.
1c 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c
– Ví dụ: TĐN số 1, Ơi cuộc sống mến thương, Tuổi trẻ niềm tin và mơ ước.
– Giọng Mi thứ: sgk/17
– Giọng Mi thứ hòa thanh:
Bậc VII
– Ví dụ: TĐN số 2, Nối vòng tay lớn.
– Sơ lược về hợp âm: sgk/19.
– Nhận biết hợp âm:
hợp âm 3 hợp âm 7
– Thành lập một số hợp âm 3 và hợp âm 7.
E G D7 C7hợp âm 3 hợp âm 7
– Hoàn thành các hợp âm sau:
– Định nghĩa dịch giọng: sgk/29.
– Dịch giọng bài hát Nụ cười lên quãng 2.
– Giọng Pha trưởng: sgk/30.
1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
– Ví dụ: TĐN số 3, Dâng người tiếng hát mùa xuân, Tháng ba học trò.
– Giọng Rê thứ: sgk/38.
1C 1/2C 1C 1C 1/2C 1C 1C
– Ví dụ: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
– Giọng rê thứ hòa thanh: VII
1/ 1/2C
– Ví dụ: TĐN số 4
4. Ôn Âm nhạc thường thức:
– Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con: sgk/31.
– Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca: sgk/40. Trình bày 1 ca khúc mang âm hưởng dân ca.
5. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra thực hành
– 1 nhóm (5 HS) trình bày 1 bài hát hoặc 1 bài TĐN.
– Cá nhân: trả lời câu hỏi nhạc lý hoặc âm nhạc thường thức.
– Đọc hoặc ghi tên nốt nhạc.
– Chấm vở.
Đáp án:
– Hát: đúng giai điệu, thuộc lời ca, hát to, rõ ràng có gõ phách.
– TĐN: đọc đúng tiết tấu, cao độ, trường độ, tên nốt, thuộc lời ca có gõ phách hoặc đánh nhịp.
– Nhạc lý: nêu đầy đủ định nghĩa và cho ví dụ chính xác.
– Âm nhạc thường thức: nêu đầy đủ thông tin của bài.
– Chấm vở: ghi bài sạch sẽ, đầy đủ, chép đủ 4 bài TĐN.
Biểu điểm:
– Hát hoặc TĐN: 3 điểm.
– Nhạc lý hoặc Âm nhạc thường thức: 3 điểm.
– Đọc hoặc ghi tên nốt nhạc: 2 điểm.
– Chấm vở: 2 điểm.
4. Mẹo ôn thi Âm nhạc đạt điểm cao:
– Hiểu biết về nội dung thi: thường trước kì thi, thầy cô sẽ ra đề cương ôn tập Âm nhạc dựa theo nội dung đã học, bạn cần ôn tập đúng theo đề cương để nắm vững kiến thức chuẩn bị cho kì thi
– Lịch trình ôn luyện kĩ càng: nên sắp xếp thời gian và cân đối giữa việc ôn tập và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả ôn thi tốt nhất
– Tâm lí sẵn sàng: luôn giữ tâm lí thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng trước khi thi