Để lại di chúc hưởng phần tài sản vốn góp. Không chấp nhận việc thừa kế hưởng phần vốn góp thì giải quyết như thế nào?
Để lại di chúc hưởng phần tài sản vốn góp. Không chấp nhận việc thừa kế hưởng phần vốn góp thì giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
A,B,C thành lập 1 công ty TNHH, sau một thời gian C lâm bệnh chết. Trước khi chết, C lập di chúc hợp pháp cho em trai mình là D hưởng toàn bộ tài sản của C (bao gồm phần vốn góp trong công ty TNHH đó). A và B không chấp nhận D là thành viên công ty. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, tình huống trên được giải quyết như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau về vấn đề C để lại toàn bộ tài sản cho D:
"Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
…"
Như vậy, nếu di chúc của C tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, D hoàn toàn có quyền thừa hưởng phần vốn góp của C trong công ty.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
"Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.
2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, D là người thừa kế theo di chúc của C nên đương nhiên trở thành thành viên của công ty, A và B không có quyền chấp nhận hay không chấp nhận D. Trường hợp D không muốn trở thành thành viên của công ty mới áp dụng các quy định về mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014.