Một số quy định về tổ chức kinh tế? Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế? Điều kiện và thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam?
Trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, khái niệm tổ chức kinh tế được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cụm từ này. Tổ chức kinh tế được hiểu là đơn vị thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, duy sự tồn tại chung và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có một định nghĩa cụ thể nào quy định về tổ chức kinh tế mà chỉ quy định rất chung chung như sau: Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Một số quy định về tổ chức kinh tế:
1.1. Khái niệm tổ chức kinh tế:
Theo khoản 27 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định nội dung như sau:
“27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo quy định của luật đầu tư.
Theo quy định trên có thể hiểu doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) và hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” thì chưa được quy định một cách rõ ràng trong các Bộ luật dân sự từ trước đến nay. Xét cả trong quy định của
1.2. Đặc điểm của tổ chức kinh tế:
Ta có thể nhận thấy những đặc điểm cơ bản của tổ chức kinh tế như sau:
– Thứ nhất, các doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật việt Nam.
– Thứ hai, có hoạt động sản xuất, thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích phát triển kinh tế.
– Thứ ba, tổ chức kinh tế phải có điều lệ hoạt động và cơ cấu tổ chức rõ ràng.
– Thứ tư, tổ chức kinh tế có các thông tin về tên, thông tin địa chỉ, tài sản và mục đích hoạt động rõ ràng;
– Thứ năm, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam.
– Cuối cùng, tổ chức kinh tế không phải là doanh nghiệp hoạt động với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Theo như các đặc điểm nêu trên thì ta thấy tổ chức kinh tế có khá nhiều điểm tương đồng với các tổ chức có tư cách pháp nhân.
Một điểm đáng chú ý về các đặc điểm của tổ chức kinh tế là “trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại không được coi là tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật Việt Nam. Quy định này là hợp lý và nhằm đảm bảo việc thực hiện việc quản lý nội bộ các hoạt động của tổ chức kinh tế của Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, việc quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức kinh tế là xác định trên cơ sở nguồn vốn hình thành doanh nghiệp chứ không phải nơi doanh nghiệp được thành lập.
1.3. Các hoạt động của tổ chức kinh tế ở Việt Nam:
Hiện nay ở Việt Nam tổ chức kinh tế được hoạt động dưới các hình thức là: kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tư bản tư nhân; kinh tế hộ gia đình.
– Đối với hình thức kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nề kinh tế quốc dân, được củng cố và phát triển.
– Hình thức kinh tế tập thể được tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng hưởng lợi, do công dân góp vốn để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
– Hình thức kinh tế cá thể, tư bản tư nhân được lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mà không bị hạn chế về quy mô hoạt động, các ngành nghề mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân.
– Hình thức kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển.
2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được triển khai thực hiện như sau:
Thứ nhất: Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư 2014 và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014.
– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện những dự án đầu tư của mình thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật đầu tư 2014, ngoại trừ các trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
Thứ ba: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Như vậy, theo các quy định của pháp luật đầu tư, để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, trước hết các chủ thể cần phải có dự án đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các nhà đầu tư cần phải tuân thủ các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Điều kiện và thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:
Cơ sở pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2019.
3.1. Đối tượng thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế:
– Trường hợp thứ nhất, đối với nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 thực hiện theo trình tự quy định dưới đây.
– Trường hợp thứ hai, đối với nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.2. Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Đối với hình thức đầu tư và phạm vi hoạt động, những đối tác Việt Nam phải tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán hay tại các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về đầu tư chứng khoán.
– Trường hợp thứ hai: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
– Trường hợp thứ ba: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc vào các trường hợp cụ thể nêu ở trên thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3.3. Về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Căn cứ Điều 44, Nghị định 118/2015/NĐ-CP, các bước đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam như sau:
– Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
– Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
Như vậy, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế cơ bản được quy định như sau:
– Nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư.
– Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Hồ sơ:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Trình tự:
– Nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch một cửa, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Hồ sơ phải kèm theo Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
Thẩm quyền giải quyết:
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lưu ý:
Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư.
Hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức đăng ký phải kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.