Tăng trưởng kinh tế là hoạt động rất quan trọng và là mục tiêu của tất cả các quốc gia. Hiện nay có rất nhiều các hình thức đầu tư khác nhau trong đó chúng ta phải kể đến vai trò của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cùng tìm hiểu về đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì?
Chắc hẳn khi nhắc về đầu tư gián tiếp nước ngoài chúng ta đã được nghe rất nhiều loại đầu tư này trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI. Hoạt động này được biết là một hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.
Hiện nay đối với hình thức đầu tư này thì với mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và thông qua một tài khoản ngân hàng theo quy định. Căn cứ dựa theo quy định mà pháp luật đề ra, nhà đầu tư chỉ được chuyển đúng số tiền đầu tư đã cam kết. Theo đó với số tiền đầu tư khi chuyển vào tài khoản ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng ngoài Việt Nam.
Thuật ngữ liên quan cụ thể như:
Đầu tư quốc tế Foreign Investment đây được biết tới đó là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Bao gồm: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan.
Như vậy nên ta thấy trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời giữa hai chủ thể. Quyền sở hữu vốn thuộc chủ đầu tư, quyền sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư. Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách cụ thể như vấn đề mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của tổ chức kinh tế nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước đó, mua trái phiếu chính phủ nước ngoài và thực hiện mua chứng chỉ đẩu tư của các quỹ đầu tư.
2. Ý nghĩa và các hình thức FPI:
Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư
Thuận lợi | Khó khăn |
Lợi nhuận tương đối ổn định Có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau | Chủ đầu tư không phải điều hành hoạt động sử dụng vốn nên lợi ích thu được thường thấp. |
Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên nhận đầu tư
Thuận lợi | Khó khăn |
Bên nhận đầu tư chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư. Nếu bên nhận đầu tư là chính phủ huy động qua trái phiếu quốc tế, thường sử dụng vốn đầu tư cho dự án đầu tư lớn. Nếu bên nhận đầu tư là doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro của hoạt động đầu tư qua các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư. | Nếu là nguồn vốn tư nhân thì hạn chế khả năng hút vốn vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức góp vốn tối đa. Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí tiên tiến Có thể bị lệ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước. Hiệu quả đầu tư hoàn toàn phụ thuộc trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư. Nếu trình độ quản lí của bên nhận đầu tư kém, cỏ thể làm tăng gánh nặng nợ cho tương lai. |
3. Vai trò của FPI hiện nay tới các doanh nghiệp:
Như chúng ta đã biết và rất quen thuộc với các hoạt động đầu tư đây là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo đó nên trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm mục đích để hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Trong các hoạt động đầu tư chúng ta cần thực hiện một số dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn và với những nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính…
Không những thế thông qua quá trình đầu tư để có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Trường hợp mà chúng ta không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Không những thế với các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Tác động của FPI tới doanh nghiệp:
Theo các thông tin chúng tôi đưa ra như trên ta thấy đầu tư gián tiếp là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp phổ biến trên thị trường hiện nay bởi những tác động tích cực mà loại hình đầu tư này đem lại. Khi Thực hiện đầu tư gián tiếp, các nước sở tại sẽ được chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư và sử dụng vốn, đồng thời phân tán được rủi ro trong kinh doanh khi vốn đầu tư được phân tán cho rất nhiều người, nhiều địa điểm khác nhau qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu,…
Nhưng với những tác động tiêu cực của loại hình đầu tư này cụ thể đó là dù là vốn ưu đãi nhưng các nước vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, cũng theo đó mà dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài quá lớn, thậm chí có nước không có khả năng trả nợ. Trên thực tế vấn đề này tại Việt Nam, trong thời gian qua, FPI được đánh giá là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể hiện nay với doanh nghiệp nhận đầu tư: Chủ doanh nghiệp sẽ coi đây là một nguồn lực tài chính hữu ích, chi phí huy động cạnh tranh nhưng vẫn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh. Cũng với hình thức đầu tư này nên các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận với các chuẩn mực về quản trị công ty, tăng cường công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh… để tiếp tục thu hút nguồn vốn này.
Với quốc gia nhận đầu tư thì ta thấy đây là nguồn tài chính cho các nền kinh tế đang thiếu vốn, bù đắp khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và tiết kiệm; góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó với nguồn vốn này còn kích thích tiêu dùng, tăng thu nhập, qua đó nâng cao mức sống của xã hội thông qua các hoạt động đầu tư theo mức giá và lãi suất thị trường quốc tế.
+ Thị trường tài chính của quốc gia nhận đầu tư FPI sẽ nhận được lợi ích từ việc các thành phần tham gia nền kinh tế chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Doanh nghiệp nhà nước nhờ có động lực từ dòng vốn FPI sẽ là một phần thúc đẩy chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.