Hiện nay đấu thầu là hoạt động khá phổ biến, được diễn ra trước khi thực hiện các dự án nhằm lựa chọn ra được nhà thầu hợp lý nhất để thực hiện dự án. Tuy nhiên đối với hình thức đấu thầu hạn chế thì còn xa lạ với khá nhiều người. Cùng bài viết tìm hiểu đấu thầu hạn chế là gì? Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đấu thầu hạn chế là gì?
- 2 2. Danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế là gì?
- 3 3. Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế:
- 4 4. Hình thức đấu thầu hạn chế bỏ qua được một số bước trong đấu thầu:
- 5 5. Công bố hoặc thông báo vấn đề mời thầu đến cơ quan có thẩm quyền:
- 6 6. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đấu thầu hạn chế là gì?
1. Đấu thầu hạn chế là gì?
Điều 21 Luật đấu tiên 2013 quy định: “Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”. Với quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là một dạng của đấu thầu, là hoạt động đấu thầu như bình thường, nhưng ở đây sẽ bị hạn chế về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, tức là số chủ thể tham gia vào buổi đấu thầu sẽ chỉ theo số lượng nhất định.
Trước hết, có thể hiểu đấu thầu là việc mà rất nhiều các chủ thể cùng tham gia vào hoạt động trả giá đối với một dự án đang chuẩn bị thi công hoặc một sản phẩm nào đó đang được chủ sở hữu giao bán.
Khi đó, các nhà thầu sẽ đưa ra mức giá của mình và cạnh tranh với nhau, người thắng sẽ là người đưa ra được mức giá hợp lý nhất. Tuy nhiên trong lĩnh vực chứng khoán thì người trúng thầu sẽ được xác định là người đưa ra mức giá thấp nhất, ngược lại nếu đối tượng của đấu thầu là sản phẩm thì người trúng thầu lại là người đưa ra được mức giá cao nhất
2. Danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế là gì?
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 4
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22
“2. Đối với đấu thầu hạn chế:
a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
3. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.”
3. Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế:
Như chúng ta đã biết khái niệm như trên thì hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được phép áp dụng trong trường hợp gói thầu đưa ra có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có những đặc thù riêng mà chỉ một vài nhà thầu mới có thể và có đủ khả năng để đáp ứng được tiêu chuẩn này.
4. Hình thức đấu thầu hạn chế bỏ qua được một số bước trong đấu thầu:
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì đấu thầu hạn chế áp dụng trong trường hợp gói thầu mang tính đặc thù hoặc có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật do đó không phải nhà thầu nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Do đó, đối với hình thức đấu thầu ngắn bạn chỉ cần lập danh sách ngắn những nhà thầu đủ điều kiện sau đó gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thông báo về danh sách này mà không cần thiết phải thông qua các bước sơ tuyển,
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về Lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế như sau:
– Đối với đấu thầu hạn chế:
+) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
+) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
– Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.
5. Công bố hoặc thông báo vấn đề mời thầu đến cơ quan có thẩm quyền:
Điều 8 Luật đấu thầu 2013 quy định về thông tin về đấu thầu như sau:
“1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất:
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.”
Điểm c, d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu như sau:
“c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;”
6. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đấu thầu hạn chế là gì?
Trong 3 hình thức đấu thầu, hình thức nào cũng có những mặt lợi và mặt hại riêng cho bên mời thầu và bên dự thầu. Vậy với đấu thầu hạn chế thì sao? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình này như thế nào?
Ưu Điểm
– Khi lựa chọn hình thức đấu thầu này, bên mời thầu sẽ đem về nhiều lợi thế hơn cho mình. Họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều về mặt thời gian và các khoản chi phí
– Ngoài ra, các thủ tục đấu thầu sẽ được rút ngắn bớt đi, được phép bỏ qua một vài bước vì tính đặc thù của gói thầu.
Nhược Điểm
Chắc chắn một điều rằng, song hành với ưu điểm bao giờ cũng phải có những mặt chưa hoàn hảo, chưa tốt. Nếu lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế này, bên mời thầu phải chấp nhận vài nhược điểm như sau:
– Vì đặc trưng về gói thầu nên sự lựa chọn nhà thầu không hề dễ dàng chút nào. Thực tế đã có nhiều trường hợp, bên mời thầu không thể chọn được nhà thầu phù hợp cho gói thầu của mình
– Hình thức đấu thầu hạn chế không thể tạo ra được môi trường cạnh tranh gay cấn cho các nhà thầu. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động đấu thầu có thể sẽ giảm thấp và không được như ý.