Dấu hiệu nhận biết thương nhân? Chuyển quyền sở hữu tài sản không áp dụng với doanh nghiệp tư nhân?
Dấu hiệu nhận biết thương nhân? Chuyển quyền sở hữu tài sản không áp dụng với doanh nghiệp tư nhân?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Phân biệt đâu là thương nhân đâu không phải là thương nhân? Vì sao tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 6
– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Giữa thương nhân và không phải là thương nhân phân biệt dưới một số điểm sau:
Thứ nhất, mục đích. Thương nhân hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi trong một khoảng thời gian dài, liên tục. Người không là thương nhân thì có thể có mục đích sinh lợi hoặc không, nếu có mục đích sinh lợi thì việc đó không được tiến hành liên tục, trong một khoảng thời gian dài.
Thứ hai, sự thừa nhận về mặt pháp luật. Với thương nhân là tổ chức kinh tế thì phải được thành lập hợp pháp theo
Vấn đề chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản:
Căn cứ Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 thì áp dụng với thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mục đích của chuyển quyền sở hữu tài sản vào doanh nghiệp nhằm tách bạch tài sản giữa cá nhân và doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, việc chuyển quyền sở hữu tài sản không áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Bởi trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. Nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì thé, không cần thiết phải có sự tách bạch về tài sản trong trường hợp này.