Đấu giá hàng hóa là gì? Phương thức đấu giá hàng hóa? Đặc điểm đấu giá hàng hóa?
Theo quy định của pháp luật về đấu giá thì hiện nay có rất nhiều đối tượng được mang gia đấu giá đó là đấu giá tài sản, đấu giá hàng hóa, đấu giá các loại giấy tờ có giá trị pháp lý,. mỗi một hoạt động đấu giá sẽ có những phương thức tổ chức khác nhau. Vậy, đối với đấu giá hàng hóa thì được pháp luật quy định về phương thức đấu giá như thế nào?
Luật sư
1. Đấu giá hàng hóa là gì?
Đấu giá có thể hiểu là một phương thức bán hàng hóa và dịch vụ, đấu giá được thực hiện bằng cách xướng giá tối thiểu, những người muốn mua sẽ tiến hành trả giá, người nào trả giá cao nhất sẽ mua được hàng
Đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật. Những hàng hóa được phép lưu thông đều có thể là đối tượng của đấu giá tuy nhiên hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá, những hàng hóa được mang ra đấu giá thường khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 185
2. Phương thức đấu giá hàng hóa
Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó, người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Căn cứ vào phương thức xác định giá, có hai phương thức đấu giá là đấu giá theo phương thức trả giá lên và đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Thứ nhất, phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng. Ở phương thức này, người điều hành đấu giá sẽ đưa ra giá khởi điểm của hàng hóa đấu giá và những người tham gia đấu giá sẽ lần lượt trả giá cao dần, người trả giá cao nhất sẽ được quyền mua hàng hóa đó.
Theo đó, đấu giá theo phương thức này, nhân viên điều hành đấu giá sẽ đưa ra giá khởi điểm thấp nhất của hàng hóa. Sau đó những người muốn mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định. Người trả giá cao nhất theo kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ có quyền mua hàng hóa đó.
Phương thức bán đấu giá trả giá lên thường được áp dụng phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá, vì nó có lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua được chủ động đề xuất giá cả mà mình chấp nhận để mua hàng hóa đó, thể hiện được tính tự nguyện rất cao. Bên bán thường sẽ được lợi về giá cả vì luôn có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mình đặt ra ban đầu.
Thứ hai, phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng. Ở phương thức này, người điều hành đấu giá sẽ đưa ra một mức giá khởi điểm, nếu không có người tham gia đấu giá chấp thuận thì người điều hành đấu giá sẽ lần lượt hạ tiếp mức giá xuống thấp hơn cho đến khi tìm được người chấp nhận mua hàng hóa đó.
Theo đó, đấu giá theo phương thức này, nhân viên điều hàng đấu giá sẽ nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng nấc một để người mua đặt giá. Nếu không có người nào chấp nhận mức giá đó, thì lại hạ tiếp xuống mức thấp hơn. Cứ như thế cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức giá nào đó thì hàng hóa được bán cho người đó.
Phương thức bán đầu giá hạ giá xuống chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa và phương thức này không hấp dẫn với cả người mua và người bán. Người mua vì tâm lý lo sợ người khác sẽ mua hàng hóa đó nên sẽ vội vàng chấp nhận mức giá chưa chắc là hợp lý. Còn người bán sẽ không cảm thấy thoải mái vì rất ít khi người mua chấp nhận ngay mức giá khởi điểm.
Nếu căn cứ vào phương thức biểu đạt trong quá trình đấu giá hàng hóa, có hai phương thức đấu giá là đấu giá dung lời nói và đấu giá không dung lời nói.
Thứ nhất, đấu giá dùng lời nói là phương thức đấu giá theo đó, người điều hành đấu giá và người tham gia đấu giá đều thể hiện giá của hàng hóa thông qua lời nói hoặc một dấu hiệu công khai để tất cả mọi người biết.
Thứ hai, đấu gia không dung lời nói là phương thức đấu giá theo đó việc trả giá hàng hóa sẽ được những người tham giá viết ra giấy thông báo cho riêng người điều hành đấu giá biết. Người điều hành đấu giá sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo dài cho tới lần trả giá mà không có ai trả giá cao hơn giá đã trả cao nhất của lần trả giá liền trước đó.
3. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa
Đấu giá hàng hóa có đặc điểm là một hoạt động thương mại, hay có thể hiểu là hoạt động bán hàng đặc biệt và được thể hiện trên các phương diện:
– Về dối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là những hàng hóa nhất định có tính đặc thù về giá trị và giá trị sử dụng;
– Đấu giá hàng hóa mang tính là hoạt động có tính cạnh tranh, công khai và lành mạnh;
– Đấu giá hàng hóa là một cách thức bán hàng của thương nhân chủ yếu được thực hiện thông qua trung gian;
– Đấu giá với tư cách là một hoạt động thương mại vì vậy pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này khác với việc đấu giá tài sản trong dân sự.
Đặc điểm của đấu giá hàng hóa thứ hai là chủ thể của quan hệ đấu giá hàng hóa là các thương nhân. Tuy nhiên hoạt động đấu giá còn tùy thuộc việc tổ chức đấu giá hàng hóa được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa mà sự tham gia của các chủ thể rất đa dạng, với các mức độ khác nhau và mục đích khác nhau. Chủ thể trong đấu giá hàng hóa gồm một người bán và nhiều người mua. Trong hoạt động đấu giá hàng hóa, có rất ít trường hợp người bán đấu giá tự mình tổ chức bán đấu giá mà việc đấu giá đều có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá.
Đặc điểm của đấu giá hàng hóa thứ thứ ba, theo quy định về đối tượng của đấu giá là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất. Tuy nhiên, đấu giá là một hoạt động bán hàng đặc biệt, do đó hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá tị sử dụng. Người mua có thể trả hàng hóa cao hơn hoặc thấp hơn giá khởi điểm tùy thuộc vào phương thức đấu giá trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng và môi trường pháp lý công bằng.
Đặc điểm của đấu giá hàng hóa thứ thứ ba thứ tư, hình thức pháp lý của đấu giá hàng hóa được thiết lập dưới một dạng đặc biệt là hợp đồng dịch vụ đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng hóa. Hợp đồng đấu giá được xác lập giữa người bán và người kinh doanh dịch vụ đấu giá trong đó ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Văn bản đấu giá hàng hóa thực chất là
Đấu giá hàng hóa đem đến lợi ích cho người mua người mua là mua được hàng hóa với phương thức cạnh tranh bình đẳng và trên môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả những người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau.
Đấu giá hàng hóa có ý nghĩa giúp cho hàng hóa đến được với những người mua tiềm năng, đấu giá thể hiện được bản chất hàng hóa, hiểu đúng giá trị của hàng hóa. Người bán tức bên đấu giá cũng thu được lợi ích vật chất mong muốn ngang giá với hàng hóa mà có khi còn lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa được đem ra bán đấu giá. Bên cạnh đó, đấu giá hàng hóa còn giúp xác lập quan hệ mua bán giữa người mua và người bán được diễn ra nhanh chóng do tập trung được nguồn cung, cầu về các loại hàng hóa đó và tập trung hàng hóa vào một thời gian và địa điểm xác định; đấu giá có vai trò thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển.
Như vậy đấu giá hàng hóa bản chất là một hoạt động mua bán hàng hóa đặc biệt và nó là hoạt động thương mại, mang các đặc điểm riêng trong quá trình thực hiện đấu giá để hàng hóa đến được tay người mua. Quá trình đấu giá phải được thực hiện theo đúng các nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Ngay tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá, điều này thể hiện sự minh bạch, rõ ràng giữa các lần trả giá, nhằm để phiên đấu giá không có hành vi gian lận trong việc ra giá.
Những người có thân phận pháp lý hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham gia của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc đấu giá thì sẽ không được tham gia đấu giá, toàn bộ quá trình đấu giá phải rõ ràng, trung thực. Đồng thời quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa phải được coi trọng và đảm bảo đầy đủ, cụ thể người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểm, quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hàng hóa…người mua hàng có quyền được xem hàng hóa, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa sau mà mình đấu giá thành công.