Các quy định về bồi thường, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất. Đất vượt quá hạn mức công nhận đất ở có được đền bù không?
Hạn mức công nhận đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giáo đất ở. Vậy đất vượt quá hạn mức công nhận đất ở có được đền bù không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Các quy định về bồi thường, tái định cư cho người bị thu hồi đất:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành những biện pháp thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.
Khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ có những chính sách hỗ trợ tái định cư. Để được bồi thường, tái định cứ, người bị Nhà nước thu hồi đất phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Người sử dụng đất cũng phải đáp ứng theo những trường hợp cụ thể quy định Tại điều 79 Luật đất đai 2013 quy định về bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
Nếu người sử dụng đất không hội đủ những điều kiện nêu trên thì sẽ không được bồi thường. Người sử dụng đất vì lý do đương nhiên hoặc bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai cũng không được bồi thường.
– Về nguyên tắc, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
– Đối với người được bồi thường bằng nhà ở, đất ở tại các khu tái định cư, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Điều kiện sống ở nơi tái định cư cho người bị thu hồi đất tối thiểu có khả năng phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi cũ.
Nếu không có đất thực hiện tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với khu vực đô thị.
Đối với người bị thu hồi đất mà không còn đất trực tiếp sản xuất thì ngoài việc bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn có thể được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm mới
2. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất:
Thu hồi đất là một biện pháp làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Hình thức pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất. Thu hồi đất thể hiện quyền lực của nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Thu hồi đất chính là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai
Tại Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền 2016 như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam)
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Khác với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các thẩm quyền về thu hồi đất có thể được phép ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp dưới. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất phải thực hiện đúng và có trách nhiệm với thẩm quyền của mình.
Với các quy định nêu trên, việc thu hồi đất đã thể hiện rõ một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với đất đai đồng thời thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
3. Đất vượt quá hạn mức công nhận đất ở có được đền bù không?
Theo Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai như sau:
– Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trước ngày 15/10/1993: Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
+ Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
+ Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;
+ Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định thì được xác định là đất nông nghiệp
– Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004:Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; Phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; Chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
+ Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 2 Điều 143 và Khoản 4 Điều 144 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức giao đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;
+ Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định thì được xác định là đất nông nghiệp
Như vậy việc đất vượt quá hạn mức công nhận đất ở vẫn được đền bù. Tuy nhiên cần phải xác nhận loại đất sẽ được đền bù căn cứ theo hạn mức giao đất tại địa phương. Hạn mức giao đất này sẽ được xác định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh. Nếu trong trường hợp mảnh đất vượt quá hạn mức giao đất tại địa phương thì chỉ công nhận phần đất trong hạn mức giao đất ở, phần còn lại được xác định là đất nông nghiệp. Do đó khi thu hồi đất và đền bù thì sẽ căn cứ đền bù theo loại đất được công nhận.