Từ xa xưa, chúng ta thường nghe nói về đất thổ cư, vậy đất thổ cư là gì? Đất thổ cư ký hiệu như thế nào? Giải mã ký hiệu đất thổ cư? Cùng Luật Dương Gia tham khảo qua bài viết dưới đây bạn nhé
Mục lục bài viết
1. Đất thổ cư ký hiệu là gì? Giải mã ký hiệu đất thổ cư?
1.1. Đất thổ cư ký hiệu là gì?
Căn cứ theo quy định của luật Đất đai năm 2013 đến các văn bản hướng dẫn liên quan đều không có khái niệm về đất thổ cư. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 125
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai thì đất thổ cư được phân loại thành 03 nhóm: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng, cụ thể:
– Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác.
– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ…
– Nhóm đất chưa sử dụng: Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Như vậy đất thổ cư có ký hiệu là những loại đất đã được phân loại đã được phân tích trên có những ký hiệu khác nhau để dễ dàng sử dụng hơn. Cụ thể, ký hiệu của loại đất thổ cư được phân tích chi tiết dưới đây:
1.1.1. Đất thổ cư trong phạm vi vùng nông thôn được ký hiệu là gì?
Theo quy định hiện nay thì đất thổ cư trong phạm vi vùng nông thôn ký hiệu là ONT. Đất ở nông thôn là đất được sử dụng trong phạm vi nông thôn với mục đích để sử dụng ở lâu dài, hay các công trình gần liền với thửa đất như vườn, ao và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thành khu dân cư.
1.2.2. Đất thổ cư trong phạm vi khu thành thị được ký hiệu là gì?
Đất thổ cư trong phạm vi khu thành thị hiện nay được ký hiệu là ODT. Tương tự như đất ở nông thôn, đất ở đô thị được quy định là đất trong phạm vi thành thị dùng để ở, hay vườn, ao thuộc mảnh đất đó và được thẩm quyền của cơ quan nhà nước quy hoạch thành một khu dân cư.
Vì vậy, đất thổ cư ở thành thị hiện nay có ký hiệu là ODT với mục đích cũng giống như đất ở nông thôn và muốn quy hoạch được thành khu dân cư cũng cần thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
1.2.3. Một số loại đất thổ cư khác được ký hiệu là gì?
Như đã phân tích ở trên, thì đất thổ cư còn có những loại đất chuyên dùng cho những mục đích cộng đồng hướng tới xã hội hay sản xuất, kinh doanh và đất cho những công trình sự nghiệp.
Mục đích công đồng:
– DYT là ký hiệu dành cho đất sử dụng vì mục đích y tế;
– DGD là ký hiệu được dành cho loại đất dùng cho giáo dục, đào tạo
– DTT là ký hiệu được dành cho loại đất chuyên về thể dục, thể thao
– DDT là ký hiệu được dành về loại đất di tích, danh thắng
Mục đích Sản xuất, kinh doanh:
– Đất khung công nghiệp được ký hiệu là SKK
– Đất dùng cho hoạt động khoáng sản được ký hiệu là SKC
– Đất dùng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh được ký hiệu là SKC
Mục đích cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
– CQP là ký hiệu được dành cho đất quốc phòng
– CAN là ký hiệu được dành cho đất an ninh
– TSK là đất ký hiệu dành cho trụ sở khác
– TSC là đất ký hiệu dành cho cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước.
Như vậy, đất thổ cư hiện nay không chỉ có đất ở nông thôn và đất ở thành thị. Đất ở thổ cư cũng có những loại đất hướng tới cộng đồng, xã hội hay dành cho những công trình sự nghiệp.
1.2. Giải mã ký hiệu đất thổ cư:
Căn cứ theo pháp luật đất đai thì hiện nay không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư.
Đất thổ cư đó là cách gọi phổ biến của người dân được dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác thì đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.
2. Thời hạn sử dụng đất thổ cư là bao lâu?
Theo quy định hiện nay thì thời hạn sử dụng đất thổ cư được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với loại đất được được giao cho hộ gia đình, cá nhân thì quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai năm 2013 sẽ có thời hạn sử dụng lâu dài.
Thứ hai, đối với thời hạn sử dụng đất khi đất nhận quyền sử dụng lại quy định tại Điều 128 Luật đất đai năm 2013.
Sau khi được công nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất có sử dụng lâu dài, đất đó có thời gian sử dụng ổn định, lâu dài.
Như vậy, hiện nay thì thời hạn sử dụng đất thổ cư thường ổn định, lâu dài tuy nhiên vẫn có những trường hợp đất bị mất một phần do bị Nhà nước thu hồi.
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư theo quy định hiện nay:
Căn cứ theo quy dịnh tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Đất sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích sử dụng đất.”
Như vậy, đối với tất cả các loại đất mà không phải là đất ở thì sẽ không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Trường hợp chuyển sang đất thổ cư phải xin phép được căn cứ theo quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, thì tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất thổ cư phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ cho phép chuyển sang đất thổ cư
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
– Nhu cầu về sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, UBND cấp huyện sẽ quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép.
Các bước xin chuyển sang đất thổ cư như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, trong đó bao gồm:
– Đơn xin phép để chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Cách 2: Nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Giai đoạn này thì người dân cần phải hết sức lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Căn cứ theo quy định khoản 40 Điều 2
Thời gian trên không được tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.