Đóng thuế là nghĩa vụ pháp lý mà người dân phải đảm bảo thực hiện trong quá trình sử dụng đất. Vậy đất thổ cư, đất đã có sổ đỏ có phải đóng thuế nhà đất không?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đất thổ cư:
Theo quy định của
Một trong những loại đất phổ biến nhất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai là đất thổ cư.
Thực tế, pháp luật không đưa ra khái niệm hay quy định về cụm từ “đất thổ cư”. Mà đây là tên gọi một loại đất do quá trình sử dụng quen mà người dân đặt tên. Xét về bản chất sử dụng, đất thổ cư chính là tên gọi khác của đất ở. Theo quy định của pháp luật, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).
Đất thổ cư (đất ở) gắn chặt với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình sử dụng đất. Khi được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ có quyền sử dụng đất đai vào mục đích xây dựng nhà ở, phục vụ cuộc sống. Đồng thời, bất kỳ hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất đai của người dân (do cơ quan Nhà nước cấp), thì đều bị xử lý xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Đất đã có sổ đỏ có phải đóng thuế nhà đất không?
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, bao gồm:
+ Lệ phí môn bài.
+ Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp mà trong năm chưa khấu trừ do chưa đến mức phải nộp thuế nhưng đến cuối năm cá nhân xác định thuộc diện phải nộp thuế.
+ Các loại thuế, khoản thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cá nhân cho thuê tài sản lựa chọn khai thuế theo năm.
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Người nộp thuế khai thuế theo năm đối với từng thửa đất và khai tổng hợp đối với đất ở trong trường hợp có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất cùng một quận, huyện hoặc tại nhiều quận, huyện trong cùng một địa bàn cấp tỉnh. Với các trường hợp sau đây, người nộp thuế không phải khai tổng hợp: Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với một thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất; Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Tiền thuê đất, thuê mặt nước theo hình thức nộp hàng năm là một trong những đối tượng mà người sử dụng đất phải đóng thuế sử dụng đất.
Theo quy định của pháp luật, đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một trong những nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện trong hoạt động kê khai và đóng thuế thường niên.
Đất ở (đất thổ cư) là một trong những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do đó, trong quá trình sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí sử dụng đất ở. Thực tế, có rất nhiều quan điểm cho rằng, khi được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở, người dân đã phải đóng những khoản lệ phí đặc thù khi làm thủ tục hành chính liên quan. Vậy nên, sau này, khi sử dụng đất, họ không cần phải đóng thêm bất kỳ khoản lệ phí nào nữa. Đây là quan điểm hoàn toàn sai. Khoản lệ phí mà người dân đóng khi làm sổ đỏ phí làm sổ đỏ, các khoản lệ phí sang tên sổ đỏ, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Còn trong công tác sử dụng đất đai, người sử dụng đất đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất đối với đất ở.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, về các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, thì thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một trong khoản lệ phí mà người dân phải đảm bảo thực hiện. Do đó, có thể khẳng định, nếu không thuộc các trường hợp được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật, đối với đất đã có sổ đỏ, các cá nhân, hộ gia đình vẫn phải đóng thuế nhà đất.
3. Đối tượng phải đóng thuế sử dụng đất thổ cư?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế là chủ thể chịu trách nhiệm đóng thuế đối với đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
– Người đang sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là người nộp thuế.
– Đối với trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Nếu nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất, thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó.
– Pháp nhân là người nộp thuế đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
– Đối với trường hợp nhà thuộc sở hữu nhà nước, thì người nộp thuế là người cho thuê nhà;
– Đối với trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê, thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
4. Hướng dẫn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
– Căn cứ Tờ khai của người nộp thuế đã có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chậm nhất là ngày 30 tháng 9 hàng năm, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo nộp thuế tới người nộp thuế.
– Người nộp thuế có quyền phản hồi về các thông tin trên Thông báo và gửi tới nơi nhận hồ sơ khai thuế trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
– Cơ quan thuế có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của người nộp thuế. (trong trường hợp người nộp thuế không có ý kiến phản hồi thì số thuế đã ghi trên Thông báo được coi là số thuế phải nộp).
– Thời hạn mà người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước được quy định như sau:
+ Đối với trường hợp thuộc diện kê khai tổng hợp:
Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm sau.
Hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm đề nghị đối với trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm.
– Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào ngân sách Nhà nước nơi có đất chịu thuế trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý.
Trên đây là các nội dung phân tích về nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất thổ cư đối với người dân. Có thể thấy, việc người dân tuân thủ nghĩa vụ đóng sử dụng đất là căn cứ, cơ sở để cơ quan Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai một cách chuẩn chỉnh và toàn diện nhất. Đây chính là cán cân bình ổn hệ thống quản lý đất đai tại nước ta. Đồng thời, trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
Thông tư 153/2011/TT-BTC.