Nhiều trường hợp sau khi nhà nước thu hồi đất sẽ được hỗ trợ đất tái định cư. Vậy đất tái định cư có phải nộp thuế và tiền sử dụng đất không?
Mục lục bài viết
1. Đất tái định cư được hiểu như thế nào?
Khi nhà nước nước tiến hành thu hồi đất sẽ tiến hành phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Việc Nhà nước hỗ trợ đất tái định cư cho những người bị thu hồi đất mà không có chỗ ở nào khác giúp cho họ có nơi an cư mới và sớm ổn định cuộc sống. Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, theo nhiều diện tích khác nhau thì mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư phù hợp khác nhau.
Sau khi đất bị thu hồi thì nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư thì người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ hoặc có điều kiện để bố trí tái định cư. Đất được hỗ trợ tái định cư thì ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Phương án bố trí tái định cư (tái định cư tại chỗ, hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất ở) đã được phê duyệt phải được công bố công khai rõ ràng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi được hỗ trợ đất tái định cư.
Tuy nhiên không phải khi nào Nhà nước thu hồi đất cũng được bồi thường đất tái định cư, mà trong những trường hợp cụ thể theo quy định mới được hỗ trợ đất tái định cư.
2. Các trường hợp nào được hỗ trợ đất tái định cư?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6
Trường hợp 1: Khi nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được bồi thường về đất như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư nếu bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
+ Hộ gia đình, cá nhân được xem xét để bồi thường bằng đất ở nếu bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
Đối với trường hợp có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi hoặc trong hộ gia đình mà có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương để quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình theo quy định.
Đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp được hỗ trợ bồi thường tái định cư mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền.
Trường hợp 2: Khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá đất ở tính tiền sử dụng đất, giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trường hợp 3: Thu hồi đất ở mà còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở để tái định cư chỉ được thực hiện khi phần diện tích còn lại của thửa đất thu hồi đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi, nếu không đủ điều kiện để tách thửa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi hoặc người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất còn lại theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp 4: Trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người; đất có nguy cơ sạt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai đe dọa đến tính mạng con người thì được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp 5: Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án, nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường bằng đất để thực hiện dự án hoặc bồi thường bằng tiền.
3. Đất tái định cư có phải nộp thuế và tiền sử dụng đất không?
3.1. Đất tái định cư có phải nộp thuế sử dụng đất không?
Về bản chất, đất tái định cư là đất nhà nước cấp cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để ổn định cuộc sống, theo đó, đất tái định cư là đất ở. Căn cứ Khoản 1, Điều 1,
Người đang sử dụng đất tái định cư phải có trách nhiệm nộp thuế, căn cứ xác đinh để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất.
3.2. Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?
Tiền sử dụng đất được hiểu là số tiền khi mà hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, thì người sử dụng đất phải trả tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 86
Đồng thời theo quy định tại Điều 55
Như vậy, bản chất đất tái định cư chính là đất ở, mà theo quy định trên thì đất tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất tái định cư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93
+ Người tái định cư được nhận phần chênh lệch trong trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư.
+ Người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch trong trường hợp hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư. trừ trường hợp đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Người tái định cư có trách nhiệm nộp tiền sử dụng thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế, hoặc làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất. Nếu không nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế thì ngoài việc phải nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất tái định cư còn phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, kể từ thời điểm hết 90 ngày kể từ ngày nhận Thông báo của cơ quan quản lý thuế mà không nộp được coi là thời gian chậm trả.
Số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất được tính căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế 2016 cụ thể như sau:
Tiền chậm nộp = 0,03% x số tiền chậm nộp x số ngày chậm nộp.
Các văn bản pháp luật pháp luật liên quan đến bài viết:
– Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
–