Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành thì đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất khi muốn xây dựng nhà ở thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử đụng dất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ có được xây nhà không?
1.1. Đất rừng sản xuất là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì ta có thể xác định đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Đất rừng sản xuất được phân loại thành: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên (gồm có rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên) và rừng sản xuất là rừng trồng (gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư).
1.2. Đất rừng phòng hộ là gì?
Căn cứ theo quy định của
1.3. Có được xây nhà trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ không?
Để xác định đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ có được xây dựng nhà hay không thì trước tiên ta cần tìm hiểu về mục đích sử dụng đất của hai loại đất này. Cụ thể, căn cứ Luật Đất đai 2013, Luật Lâm nghiệp 2017 thì xác định được rằng đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là những loại đất được sử dụng với mục đích như sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng, trồng cây lâu năm,…); khai thác lâm sản, đây là mục đích sử dụng chính của rừng sản xuất; trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác các sản phẩm từ rừng kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng..; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, hạn chế thiên tai, kết hợp du lịch sinh thái, giải trí…; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đất vùng đệm của rừng đặc dụng có thể được giao, cho thuê để tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu, sản xuất về lâm nghiệp;
Theo đó, từ những mục đích sử dụng được pháp luật liệt kê nêu trên, có mục đích sử dụng là kết hợp cảnh quan, du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng, nghiên cứu, sản xuất về lâm nghiệp thì ta có thể hiểu đây là mục đích sử dụng có thể được xin cấp phép xây dựng một số công trình trên đất như xây dựng nhà nghiên cứu, khu thí nghiệm, công trình phục vụ cho mục đích kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái rừng…Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất có mục đích sử dụng mang ý nghĩa xã hội, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nhiều hơn so với tất cả các loại đất khác nên việc xây dựng các công trình trên đất được xem xét, cấp phép khắt khe hơn so với các trường hợp thông thường. Nói cách khác, để được xây dựng công trình trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, thì phải đáp ứng các điều kiện như là được giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ; dự án đầu tư xây dựng phải được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt/quyết định đầu tư; phải được cấp giấy phép xây dựng; phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp;
Tóm lại, có thể được xây dựng công trình trên đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ nếu việc xây dựng thỏa mãn các điều kiện luật định như quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp…
Còn vấn đề có được xây dựng nhà ở trên đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay không thì ta cần phải tìm hiểu thêm quy định của pháp luật về các loại đất được phép xây dựng nhà ở. Theo đó, luật đất đai 2013 quy định rõ đất được phép xây dựng nhà ở đó là đất thổ cư, loại đất phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho đời sống của người dân. Trong đó, bao gồm nhà ở và các công trình phụ, ao chuồng, vườn tược.Khi xây dựng nhà trên đất thổ cư, chủ sở hữu cần phải xin giấy phép xây dựng cũng như thực hiện thi công theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định rằng đối với những loại đất không phải là đất thổ cư, khi muốn xây dựng nhà ở, chủ sở hữu cần phải làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau đó thực hiện các thủ tục xin cấp phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 57
Một là, khi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Hai là, khi chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Ba là, khi chuyển từ đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Bốn là, Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Tóm lại, từ các quy định cùng những phân tích nêu trên có thể đưa ra kết luận rằng đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất khi muốn xây dựng nhà ở thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử đụng dất theo quy định của pháp luật
2. Xây nhà trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ có bị phạt không?
Như đã phân tích ở phần mục trên thì đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ phải đúng mục đích là để trồng rừng, mọi hoạt động sử dụng trái với mục đích sử dụng trên là không được phép, kể cả việc xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp. Nếu muốn xây dựng nhà ở thì nhà này phải được xây dựng trên đất ở.
Do đó, việc xây nhà ở trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ mà chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là trái quy định pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể là căn cứ theo quy định tại điều 10, Nghị định 91/2019/NĐ- CP quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi này như sau:
-Đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Ngoài những hình phạt chính nêu trên thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng các niện pháp khắc phục hậu quả như là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc đăng ký đất đai theo quy định, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Như vậy, có thể thấy mức xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ là khá cao. Do đó, để không bị xử phạt khi xây nhà trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ thì cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định.
3. Thủ tục xin chuyển đổi mục đích từ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ lên đất xây nhà?
Để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ lên đất nhà ở thì cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có các giấy tờ tài liệu sau đây:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận một cửa.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận hồ sơ.
Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với các cơ quan khác tiến hành xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Sau đó Văn phòng đăng ký đất đai trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Sau khi được phê duyệt thì Văn phòng đăng ký đất đai chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ, nếu từ chối phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013