Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng – an ninh được coi là một trong những chế định quan trọng trong việc bảo đảm và phát triển quốc phòng – an ninh của đất nước ta. Việc khai thác, sử dụng đất quốc phòng cần bảo đảm đúng nguyên tắc của Bộ Quốc phòng. Cùng bài viết tìm hiểu về đất quốc phòng và quy định về đất an ninh quốc phòng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất quốc phòng là gì?
- 2 2. Chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh:
- 3 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế:
- 4 4. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:
- 5 5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:
- 6 6. Mục đích, yêu cầu quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế:
- 7 7. Quy trình và thủ tục cho doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất:
- 8 8. Bàn giao đất đang quản lý cho địa phương:
1. Đất quốc phòng là gì?
Đất quốc phòng (danh từ, tiếng anh có nghĩa là Land for National Defense and Security Purpose) là đất được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai.
Ngoài ra, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế là:
- Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế.
- Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội.
Đất quốc phòng an ninh tiếng Anh là: Land for National Defense and Security Purpose
2. Chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014 NĐ-CP thì chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
– Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng do Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
– Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.
3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế:
– Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế chịu sự quản lý tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng.
– Việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác về quân sự, quốc phòng; không làm biến dạng, làm thay đổi mục đích sử dụng đất đã xác định.
– Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế phải bảo đảm đúng mục đích được xác định trong phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đúng pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Tất cả các trường hợp giao đất quốc phòng cho đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế đều phải thực hiện bằng Quyết định giao đất và Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc phòng; doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần quân đội sử dụng đất quốc phòng phải thực hiện hợp đồng thuê đất, bên cho thuê là Bộ Quốc phòng.
– Các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
– Bộ Quốc phòng thu hồi lại đất mà không có bồi hoàn trong các trường hợp bất khả kháng, các tình huống cấp thiết hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nguy cơ làm thay đổi mục đích sử dụng đất của Bộ Quốc phòng.
4. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:
Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng. (Khoản 2 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:
Khoản 2 Điều 148 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ni
6. Mục đích, yêu cầu quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế:
– Mục đích.
+ Tăng cường công tác quản lý, sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả đất quốc phòng, tạo cảnh quan, môi trường và chống lấn chiếm.
+ Tạo nguồn thu từ việc khai thác đất cho Bộ Quốc phòng để cân đối, bổ sung ngân sách quốc phòng; chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất quốc phòng phải di chuyển; xây dựng, củng cố doanh trại và các mục đích sử dụng khác do Bộ Quốc phòng quy định.
– Yêu cầu.
+ Có cơ chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị.
+ Thực hiện thống nhất chế độ thống kê, báo cáo quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.
+ Việc chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng và đấu giá quyền sử dụng đất phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng và địa phương, theo đúng quy định của pháp luật.
7. Quy trình và thủ tục cho doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất:
– Doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa cần thực hiện trình xin thuê đất, đồng thời cần có ý kiến thống nhất từ cơ quan – nguyên là cấp trên trực tiếp từ doanh nghiệp mà trước khi cổ phần hóa.
Quy trình và thủ tục cho doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất
– Báo cáo lên Bộ Quốc phòng để xin phép sử dụng đất
+ Lập tờ trình kèm theo sơ đồ của công trình hạ tầng, khu đất để báo cáo Bộ Quốc phòng
+ Khi thực hiện việc xin phép sử dụng đất quốc phòng với mục đích kinh tế phải có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp từ cơ quan chủ quản
+ Bộ Tổng Tham mưu chủ trì thẩm định sau đó báo cáo Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng đất vào mục đích kinh tế, theo đó sẽ có quyết định giao đất sử dụng trong mục đích kinh tế.
+ Sau khi đã có Quyết định của Bộ Quốc phòng về việc cho phép sử dụng đất quốc phòng đó để sử dụng vào mục đích kinh tế thì phía doanh nghiệp, đơn vị lập Phương án và mục đích kinh tế gửi báo cáo tới Bộ Quốc phòng, gồm:
Xác định về nội dung sử dụng đất cho mục đích kinh tế.
Giải trình về phương án sử đụng đất vào mục đích kinh tế từ đất quốc phòng.
Thẩm định sau đó phê duyệt về phương án mà đơn vị, doanh nghiệp đã gửi.
8. Bàn giao đất đang quản lý cho địa phương:
Căn cứ quy định tại Khoản 3, 4 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 35 Điều 2
– Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;
– Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo
quy định của pháp luật.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật đất đai năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.