Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay khi nghiên cứu về đất nông nghiệp vẫn để lại nhiều thắc mắc. Vậy đất nông nghiệp khác là gì? NHK có lên thổ cư được không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Từ trước tới nay, đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng qua mỗi thời kì lịch sử của đất nước, quan hệ về sở hữu đất đai cũng như việc xác định, phân loại đất đai trong mỗi thời kì cũng khác nhau.
Theo quy định của pháp
Đất nông nghiệp có vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, một đất nước chiếm gần 80% dân số là sản xuất lúa nước. Nhà nước không trực tiếp thực hiện quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp, mà Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trực tiếp sử dụng, nhằm khai thác một cách triệt để, có hiệu quả nhất các lợi ích vốn có từ đất để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Song để bảo vệ quyền lợi của mình, với tư cách là người đại diện cho chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước đã xây dựng các quy phạm pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện. Tùy thuộc vào từng thời điểm lịch sử khác nhau, tương ứng với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi thời kì, Nhà nước ban hành những quy định đối với chủ thể được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở mỗi giai đoạn có khác nhau.
Nước ta hiện nay đang phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp vừa phù hợp với quy định phát triển kinh tế thị trường, vừa theo đúng định hướng xã hội nhằm bảo đảm được sự quản lí thống nhất của Nhà nước về đất nông nghiệp, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình yên tâm đầu tư vào sản xuất, khai thác hợp lí, có hiệu quả đất nông nghiệp góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết trước mắt, là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Từ khi mới thành lập, Đảng ta với khẩu hiệu “Người cày có ruộng” là mục tiêu lớn của cách mạng Việt Nam. Với khẩu hiệu mang tầm chiến lược và rất thiết thực này, Đảng ta đã động viên tốt lực lượng nhân dân tham gia cách mạng, giành chính quyền về tay nhân dân, đưa ruộng đất về cho người cày bằng cuộc cải cách ruộng đất. Sau ngày nước nhà thống nhất, đất đai được tuyên bố thuộc sở hữu toàn dân thì Đảng và Nhà nước ta vẫn một mực chung thủy với nhân dân, giữ nguyên tắc đảm bảo cho người nông nghiệp phải có đất để sản xuất. Đó là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ Pháp
Chế định pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp được coi là chế định nòng cốt, luôn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, đã thể hiện sự quy định chặt chẽ, cụ thể và đầy đủ của Nhà nước về chế độ quản lí đất nông nghiệp, quy định cụ thể thẩm quyền giao đất nông nghiệp , các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy có thể hiểu, chế định pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp là một nhóm quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định các quyền và nghĩavụ của chủ thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định thẩm quyền giao, cấp đất nông nghiệp, quy định nguyên tắc, thời hạn, đối tượng giao đất nông nghiệp.
2. Khái niệm đất nông nghiệp khác:
Đất nông nghiệp khác (kí hiệu là NKH) thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì đất nông nghiệp khác bao gồm:
– Đất phục vụ nhu cầu xây dựng nhà kính cũng như các loại nhà khác được sử dụng với mục đích sản xuất, trồng trọt nông nghiệp, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
– Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
– Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
3. NHK có lên thổ cư được không?
3.1. NHK là đất gì?
NHK là kí hiệu của một loại đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất này được dùng để trồng các loại cây hàng năm mà không phải lúa ví dụ như các loại rau, củ, hoa màu, cây dược liệu, đất trồng cỏ nuôi gia súc… Hệ thống pháp luật và đất đai được áp dụng cho đất trồng cây hàng năm, cùng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đều có sự tương đồng với đất nông nghiệp.
Như vậy đất NHK pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn sử dụng đất. Vì thế mà chủ sở hữu có thể sử dụng đất cho đến khi địa phương có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện mới. Vì thế đất NHK hoàn toàn có thể được chuyển đổi sang đất thổ cư.
3.2. Quy trình chuyển đổi đất NHK sang đất thổ cư như thế nào?
3.2.1. Hồ sơ chuyển đổi đất:
Một bộ hồ sơ để chuyển đổi đất NHK sang đất thổ cư bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai (được ban hành kèm theo thông tư số
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng).
3.2.2. Trình tự, thủ tục chi tiết:
Cơ bản được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chủ sở hữu đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng cần nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm đơn đăng ký biến động đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu. Cụ thể ở đây nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ là cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 2: Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Quá trình kiểm tra, sửa đổi và bổ sung sẽ diễn ra trong 3 ngày.
Bước 3: Nếu cần thiết cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, xác minh thực địa. Sau đó xác nhận vào đơn đăng ký, giấy chứng nhận.
Bước 4: Chỉnh sửa và cập nhật biến động đất đai tại hồ sơ địa chính. Thời gian làm việc không quá 15 ngày tại vùng đồng bằng. Đối với vùng núi, hải đảo thời gian giải quyết không quá 25 ngày.
3.3. NHK lên thổ cư có phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Luật Đất đai năm 2013 hiện hành quy định việc chuyển mục đích sử dụng làm 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
– Chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản;
– Chuyển đất trồng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
Thứ hai, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Tất cả những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định trong 5 trường hợp trên thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng nên sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có thể bị thay đổi. Nguyên tắc chung là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chế độ sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích được thực hiện theo quy định tại pháp luật đất đai.
Như vậy, NHK mang bản chất thuộc nhóm đất nông nghiệp, nên khi muốn chuyển sang mục đích sử dụng đất khác cụ thể là đất ở, thì phải tiến hành xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số
THAM KHẢO THÊM: