Lộ giới là một thuật ngữ chuyên ngành được người dân sử dụng nhiều trên thực tế. Khi đầu tư vào đất, các nhà đầu tư cần quan tâm đến việc thửa đất mình mua có nằm trong lộ giới hay không. Để kiểm tra đất có nằm trong lộ giới hay không?
Mục lục bài viết
1. Đất nằm trong lộ giới là gì?
Hiện nay, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về thuật ngữ lộ giới. Đây là một từ phổ thông được sử dụng trong thực tế. Có thể hiểu, lộ giới chính là chỉ giới đường đỏ, là điểm cuối độ rộng của con đường tính từ mốc tim đường sang phía hai bên.
Đất nằm trong mốc lộ giới là đất mà diện tích của đất nằm trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ. Đất nằm trong lộ giới là đất làm đường hoặc các công trình công cộng như: vỉa hè, lòng đường,… Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Độ cao của công trình xây dựng sẽ phụ thuộc vào lộ giới, chiều cao tối thiểu và tối đa phụ thuộc vào quy định chung của khu dân cư quanh đó sao cho đồng bộ hết với nhau. Thường thì lộ giới 6m đường rộng 6m thường nằm trong hẻm không có vỉa hè.
Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
– Đường cấp I, cấp II: 17 mét
– Đường cấp III: 13 mét
– Đường cấp IV, cấp V: 09 mét
– Đường có cấp thấp hơn cấp V:04 mét
Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
2. Hướng dẫn xác định lộ giới cho lô đất:
Trước khi xây dựng công trình, người thi công cần xác định lộ giới chính xác để thiết kế và xây dựng đúng quy định pháp luật, không xây vào khu vực hành lang an toàn giao thông đường bộ. Hiện nay, nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách xác định lộ giới như thế nào. Thông thường các cột mốc sẽ được cắm bên lề đường. Vì thế để xác định chính xác thì bạn có thể quan sát hai bên đường xung quanh.
Để xác định lộ giới, bạn sẽ thực hiện đo khoảng cách từ trung tâm sang hai bên đường. Sau đó xác định khoảng cách lùi công trình để có thể lộ được phần giới đề.
3. Sổ hồng và các thông tin trên sổ hồng:
Hiện nay, pháp luật không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là các từ phổ thông để người dân gọi tắt để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc của sổ. Qua từng thời kỳ, mẫu sổ có thay đổi nên hiện nay, từ thói quen gọi sổ đỏ, người dân dần chuyển sang gọi sổ hồng.
Sổ hồng là từ gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông qua sổ hồng, người sử dụng đất người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất được Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên là hợp pháp.
Các thông tin thể hiện trên sổ hồng: Sổ hồng gồm 04 trang A4, được in trên nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng. Theo khoản 1 Điều 3
– Trang 1: Thể hiện nội dung thông tin của người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: Họ và tên, năm sinh, số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu; địa chỉ. Trường hợp sổ cấp cho vợ chồng thì thể hiện thông tin của cả hai vợ chồng.
– Trang 2: Thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Thửa đất: số tờ số thửa, địa chỉ, diện tích, hình thức và mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc đất), nhà ở
+ Nhà ở (nếu có): Loại nhà ở, diện tích xây dựng, hình thức sở hữu, diện tích sàn, hình thức sở hữu, cấp (hạng), thời hạn sử dụng;
+ Công trình xây dựng khác;
+ Rừng sản xuất là rừng trồng;
+ Cây lâu năm;
+ Ghi chú
– Trang 3: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận: ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, xóa thế chấp …sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp vào trang 3 và trang 4).
– Trang bổ sung Giấy chứng nhận: Trang bổ sung được ghim và giáp lai với sổ chính trong trường hợp không còn vị trí để in những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
4. Cách xem lộ giới trên sổ hồng:
Để xác định lộ giới trên sổ hồng, cần quan tâm đến các thông tin sau trên sổ: diện tích thửa đất, nhà ở, mục đích sử dụng thửa đất, cấp (hạng) nhà ở, số tầng. Các chỉ số trên sẽ là căn cứ đối chiếu để quy định về mốc lộ giới đường bộ đã được ban hành trong luật Xây dựng hiện hành.
Bảng trên là những quy chuẩn lộ giới cơ bản mà mọi người nên nắm. Tuy nhiên thực tế, số liệu có thể có nhiều sai sót so với quy chuẩn. Vì vậy, có thể áp dụng thêm cách thực tế để xác định lộ giới như sau:
Bước 1: Xác định tất cả các cột mốc lộ giới hay biển báo có liên quan trên thửa đất.
Bước 2: Tại vị trí cột mốc lộ giới, tính từ tim đường sang hai bên một khoảng cách quy định sẵn (có thể 4m, 6m) sẽ xác định được lộ giới của tuyến đường.
Bước 3: Căn cứ vào lộ giới đã đo đạc được trên thực tế và số liệu trên sổ hồng để tính toán khoảng lùi phù hợp với quy hoạch của cơ quan nhà nước.
Bước 4: Phần đất trong chỉ giới xây dựng được cho phép sẽ được xác định sau khi tính được khoảng lùi cụ thể.
5. Xử lý vi phạm xây dựng lấn vào phần đất lộ giới:
Đối với các khu vực xây dựng cần xin giấy phép xây dựng, hồ sơ xin giấy phép phải tuân thủ quy định về phần đất lộ giới. Đối với trường hợp được cấp phép xây dựng để sửa chữa cải tạo nhà ở mà bạn xây dựng lấn sang lộ giới, dẫn đến vi phạm nội dung trong giấy phép xây dựng thì bị xử lý như sau:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trường hợp nhà đầu tư có giấy phép xây dựng được cấp trong trường hợp xây mới thì bị xử lý như sau: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Ngoài ra, các phần xây dựng ra ngoài lộ giới, sai với thiết kế được phê duyệt trong giấy phép xây dựng thì buộc phải bị tháo dỡ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 118
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.