Việc lấn chiếm đất kênh rạch diễn ra khá phổ biến hiện nay, tại hầu hết các địa phương đều xảy ra tình trạng này. Vậy đất lấn chiếm kênh rạch là gì? Biện pháp, chế tài xử lý với đất lấn chiếm kênh rạch ra sao? Bài viết dưới đất dưới đây sẽ phân tích, làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đất lấn chiếm kênh rạch:
– Kênh là công trình có chức năng chuyển tải nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt và sản xuất, ngoài ra bờ kênh và lòng kênh còn có thể làm chức năng khác như giao thông thủy, bộ, bao gồm kênh được xây dựng bằng đất, đá, gạch, bê tông, bê tông cốt thép, bê tông lưới thép hoặc các vật liệu khác. Rạch là đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại.
– Theo quy định tại Điểm e khoản 2 điều 10
– Xã hội ngày càng phát triển, các mô hình doanh nghiệp thương mại lần lượt ra đời. Nhà nước, doanh nghiệp tiến hành thu hồi đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế chung. Do đó, diện tích đất ngày càng trở nên hạn hẹp. Số lượng người được sinh ra hàng năm luôn ở mức ổn định, trong khi diện tích đất lại bị thu hẹp. Điều dẫn đến tình trạng người dân lấn chiếm kênh rạch làm đất nhằm phục vụ canh tác, chăn nuôi phát triển kinh tế.
– Đất lấn chiếm kênh rạch được hiểu là đất lấn xâm vào phạm vi của kênh rạch, nhằm tăng diện tích sử dụng đất của mình. Người dân thực hiện san lấp kênh rạch, lấy diện tích kênh rạch thành đất tư hữu nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích riêng của cá nhân và gia đình.
2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền :
– Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp trong phạm vi hành lang trên bờ sông, kênh, rạch được quyền tham gia đầu tư xây dựng công trình theo đúng mục đích được quy định tại Điều 1 nêu trên, phù hợp với quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tức trong phạm vi hành lang trên bờ kênh rạch (không lấn chiếm), người dân vẫn được thực hiện các hoạt động đầu tư dịch vụ, sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng đất trong phạm vi hành lang trên bờ kênh, rạch phải đảm bảo nguyên tắc không xâm phạm, chiếm lấn vào đất kênh rạch, đúng mục đích mà Nhà nước đưa ra.
– Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở bờ sông, kênh, rạch và làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng trên bờ sông, kênh, rạch.
Ví dụ: Có rất nhiều trường hợp người dân lấn chiếm sử dụng đất kênh rạch bất hợp pháp. Sau khi lấn chiếm đất kênh rạch, rất nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện xây nhà, cơ sở kinh doanh trên phần đất đo. Điều này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng trên bờ kênh rạch.
– Tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, kênh, rạch. Kênh rạch mang đến những lợi ích tự nhiên cho cảnh quan môi trường cũng như đời sống của người dân. Nó phục vụ công tác tưới tiêu, canh tác thủy hải sản, sản xuất nông sản, điều hòa khí hậu….Do đó, cá nhân, hộ gia đình hay bất kỳ tổ chức nào cũng cần đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ kênh, rạch.
3. Đất lấn chiếm kênh rạch bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, tình trạng lấn chiếm kênh rạch diễn ra khá phổ biến. Đối với từng trường hợp lấn chiếm đất kênh rạch khác nhau, Nhà nước đưa ra những hình thức xử lý linh hoạt tương ứng với hành vi và đối tượng vi phạm. Cụ thể như sau:
– Đối với hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch sau khi đã cắm mốc, hành lang bảo vệ
Khoản 1 Điều 22
Đối với trường hợp hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch sau khi đã cắm mốc, hành lang bảo vệ sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi lại phần đất lấn chiếm đó. Khi Nhà nước thu hồi, hộ gia đình sẽ không nhận được tiền bồi thường bởi đây là đất của Nhà nước, và hộ gia đình là chủ thể thực hiện hành vi lấn chiếm trái pháp luật.
– Đối với hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch trước khi công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
Trước khi Nhà nước công bố, tiến hành cắm mốc hành lang bảo vệ, hộ gia đình lấn chiếm đất kênh rạch để canh tác, sử dụng, mà cơ quan quản lý tìm hiểu thấy phần đất lấn chiếm này không có trang có tranh chấp thì sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với phần đất đó. Ngược lại, trường hợp xác định được có tranh chấp và xác định được chủ sử dụng, quản lý của mảnh đất thì hộ gia đình sẽ không được bồi thường với phần đất này. Pháp luật sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp. Sau khi xác định chủ sở hữu thì phần đất đó sẽ thuộc về chủ sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, hộ gia đình có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lấn chiếm đất.
– Xử lý với người sử dụng đất lấn chiếm kênh rạch:
Khoản 1 điều 208
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.”
Theo quy định của Luật đất đai thì hành vi sử dụng đất lấn chiếm sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt căn cứ theo khoản 2 điều 10 nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
– Thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng đất lấn chiếm kênh rạch:
Khoản 1 điều 31 nghị định 102/2014/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, UBND cấp xã là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm xử lí vi phạm đối với hành vi xâm chiếm đất kênh, rạch.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai 2013;
–