Đất giãn dân từ trước đến nay luôn được xem là chính sách hỗ trợ về đất đai nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dành cho người dân trong một số trường hợp nhất định. Vậy đất giãn dân có được phép tách thửa hay không?
Mục lục bài viết
1. Đất giãn dân có được phép tách thửa không?
Đất giãn dân là một khái niệm không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Đất giãn dân thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người dân trong một số trường hợp nhất định: Hộ gia đình có nhiều thành viên tuy nhiên không đáp ứng được chỗ ở và không có điều kiện để mua đất hoặc mua nhà, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương và xét thấy cần được cấp đất để sinh hoạt, hộ gia đình sử dụng đất nằm trong diện bị quy hoạch và giải tỏa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong những trường hợp đó thì thông thường cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho người dân một loại đất để sử dụng đó là đất giãn dân. Như vậy có thể nói, pháp
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục luật định;
– Đất tách thửa phải là loại đất không có tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực;
– Đất vẫn còn thời hạn sử dụng trên thực tế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 75 của
Tóm lại, nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì đất giãn dân vẫn được phép tách thửa theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự và thủ tục tách thửa đất giãn dân:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sứa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, các bước tiến hành tách thửa đất giãn dân như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu thực hiện thủ tục tách thửa đất giãn dân sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục tách thửa đất giãn dân sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu do pháp luật quy định;
– Tờ khai lệ phí trước bạ theo từng trường hợp khác nhau theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hồ sơ kĩ thuật thửa đất thể hiện vị trí và kích thước hoặc vị trí phần đất được phân chia.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ xin tách thửa đối với đất giãn dân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu. Trong trường hợp địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì có thể nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện. Trong trường hợp địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu tách thửa đối với đất giãn dân có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có đất.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Người nộp hồ sơ phải đề nghị bộ phận tiếp nhận ghi và đưa cho giấy tiếp nhận và trả kết quả nếu không thấy bộ phận tiếp nhận hồ sơ đưa cho loại giấy này.
Bước 4: Giải quyết yêu cầu của người dân và trả kết quả. Trong khoảng thời gian không quá 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày có kết quả thì sẽ phải có kết quả trả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để tách thửa thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết đối với trường hợp tách thửa đất giãn dân sẽ không quá 15 ngày làm việc theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, và không quá 25 ngày làm việc đối với những nơi thuộc vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo hoặc không có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Thời gian trên sẽ không tính vào thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã phường, không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét và xử lý đối với trường hợp quyền sử dụng đất có vi phạm pháp luật và cần phải có thời gian để trưng cầu giám định.
3. Đất giãn dân có bị thu hồi hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về các trường hợp bị thu hồi đất. Theo đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp cơ bản như sau:
Thứ nhất, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, vì sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và cộng đồng:
+ Xây dựng căn cứ quân sự;
+ Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
+ Xây dựng ga, cảng quân sự;
+ Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
+ Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí …
+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do cơ quan nhà nước đó là Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
+ Thực hiện các dự án do chủ thể có thẩm quyền là thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất …
Thứ hai, thu hồi đất do hành vi vi phạm quy định của pháp luật đất đai:
+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
+ Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…
Thứ ba, thu hồi đất chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, chấm dứt do tự nguyện trả lại đất hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
+ Cá nhân sử dụng đất qua đời mà không có người thừa kế;
+ Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
+ Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
+ Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…
Như vậy, nếu đất giãn dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sứa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.