Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt. Thực tế thời xưa, Nhà nước có cơ chế người dân góp đất vào hợp tác xã. Vậy khi đất đã góp vào hợp tác xã có được đòi lấy lại không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hợp tác xã?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định hợp tác xã được hiểu là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu do ít nhất 07 thành viên tự nguyện hợp tác với nhau để thành lập, trong quá trình sản xuất, kinh doanh cùng tương trợ hỗ trợ lẫn nhau, tạo việc làm với mục đích để đáp ứng các nhu cầu của các thành viên dựa trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý. Do đó, hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
2. Đất đã góp vào hợp tác xã có được đòi lấy lại không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 26
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 1
Đối với chủ trường, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nhà nước sẽ không xem xét lại.
Đối với đất đai mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, Nhà nước sẽ không thừa nhận việc đòi lại đất.
Do đó, theo quy định khi đã góp đất vào hợp tác xã thì sẽ không được đòi lại.
3. Quy định việc xử lý đất đai khi hợp tác xã giải thể:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65
Dựa trên quy định trên, xác định 02 trường hợp sau:
Một là, hợp tác xã là tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất do Ngân sách nhà nước cấp mà nay bị phá sản hoặc giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi mà không Bồi thường, hỗ trợ đất.
Hai là, hợp tác xã là tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất không xuất phát từ Ngân sách Nhà nước hoặc tiền sử dụng đất là vốn tự có của Hợp tác xã hình thành trong sản xuất kinh doanh, hoặc do các thành viên trong Hợp tác xã đóng góp. Nếu đến nay bị phá sản hoặc giải thể thì Nhà nước thu hồi hoặc phát mại sẽ được Nhà nước thanh toán hoặc bồi thường tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện nay.
Lưu ý: việc thu hồi đất trên dựa trên các căn cứ, cơ sở sau:
– Đối với trường hợp thu hồi đất , phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
– Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định.
4. Quy định về đất đai trong hợp tác xã:
Hợp tác xã là một tổ chức đặc biệt, được pháp luật đất đai quy định các quyền cũng như nghĩa vụ về quyền sử dụng đất tương tự như những tổ chức kinh tế khác. Tại khoản 27 Điều 3
* Hình thức sử dụng đất đai của hợp tác xã:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật đất đai 2013, hợp tác xã được Nhà nước giao đất nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Ngoài ra, hợp tác xã còn được cho thuê đất thu tiền hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê với mục đích để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; hay sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê.
* Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê thu tiền đất một lần cho cả thời gian thuê:
– Được hưởng quyền và nghĩa vụ chung như sau:
Một là, quyền của hợp tác xã:
+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
+ Khi có sự đầu tư trên đất, canh tác, sử dụng đất sẽ được hưởng thành quả.
+ Đối với công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thì được hưởng các lợi ích.
+ Trong quá trình cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ.
+ Khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình thì sẽ được Nhà nước bảo hộ.
+ Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường theo đúng quy định.
Hai là, nghĩa vụ của hợp tác xã:
+ Phải sử dụng đất đảm bảo đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Phải thực hiện kê khai, đăng ký đất đai.
+ Thực hiện đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.
+ Trong quá trình sử dụng, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân thủ các quy định về môi trường nhằm không được làm tổn hại đến lợi ích của những đối tượng khác có liên quan.
+ Khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, hay hết hạn sử dụng đất mà không được tiếp tục gia hạn sử dụng thì phải có nghĩa vụ giao lại đất.
– Có quyền và nghĩa vụ khác sau đây:
+ Đối với quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất được phép chuyển nhượng.
+ Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được phép cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
+ Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được phép cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
+ Được quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước.
+ Tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
+ Tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Đối với quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất được quyền thế chấp.
+ Được quyền thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Thực tế, theo quy định nếu như hợp tác xã được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, các quyền sẽ bị hạn chế hơn (như không được chuyển nhượng, cho thuê hay cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) đối với hợp tác xã được giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Thực tế, đối với hợp tác xã được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm chỉ được giao dịch đối với tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được xây dựng trên phần đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13.