Bản đồ địa chính là một trong những chứng thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động sử dụng đất của người dân. Vậy đất có trích lục bản đồ địa chính có làm sổ đỏ được không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là trích lục bản đồ địa chính?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3
Dựa vào khái niệm về bản đồ địa chính theo quy định của
Hiện nay, liên quan đến vấn đề đất đai, có rất nhiều tình huống, trường hợp phát sinh xảy ra liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đứng trước những mâu thuẫn, phát sinh, hoặc nhu cầu hoàn thiện thủ tục đất đai của người sử dụng đất, cá nhân, tổ chức liên quan thường hướng tới việc xin trích lục bản đồ địa chính làm căn cứ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, trích lục bản đồ địa chính là một trong những chứng thư có giá trị đặc biệt quan trọng trong công công tác quản lý và sử dụng đất đai tại nước ta.
2. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng từ pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất. Theo đó, dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức bất kỳ.
Luật đất đai 2013 là văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng và quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, bộ luật này đã đưa ra những quy định mang tính điều chỉnh chuyên biệt về quyền sử dụng đất, cũng như các vấn đề khác liên quan đến hoạt động sử dụng đất của người dân. Một trong số đó là quy định về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất. Theo đó, có hai trường hợp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng; Và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ chứng minh.
Theo quy định tại Điều 100 (quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất có giấy tờ), thì cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện nhất định sau đây:
+ Người sử dụng đất sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đảm bảo có những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 cũng là một trong những điều kiện để người dân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đất đai có thể được chuyển nhượng thông qua hình thức thừa kế, tặng cho. Do đó, khi có các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất, người sử dụng đất cũng có cơ sở, điều kiện để được yêu cầu Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đối với giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 cũng được xem là điều kiện để Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
+ Các giấy tờ pháp lý khác như: Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Như vậy, theo quy định của Luật đất đai 2013, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể nêu trên (tức đảm bảo các yêu cầu về giấy tờ tài liệu theo quy định chung của pháp luật), cá nhân, tổ chức mới được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Đất có trích lục bản đồ địa chính có làm sổ đỏ được không?
Như đã phân tích tại mục 1, bản đồ địa chính là căn cứ chứng thư pháp lý có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức. Nó được sử dụng trong rất nhiều trường hợp xin cấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giải quyết các vướng mắc, tranh chấp đất đai cho người dân.
Hiện nay, có rất nhiều vướng mắc xoay quanh việc đất có trích lục bản đồ địa chính thì có làm sổ đỏ được không?
Xét vào thực tế, làm sổ đỏ (hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là hoạt động pháp lý liên quan đến vấn đề đất đai. Tại đó, cá nhân, tổ chức phải cung cấp những chứng từ liên quan đến việc chứng minh quyền sử dụng đất đai của mình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét vào đó, nhằm xác định xem các chủ thể này có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.
Đất đai gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân. Do đó, nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Hay nói cách khác, người sử dụng đất luôn mong muốn được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất của mình. Chính vì những lý do này, Nhà nước đã đưa ra những quy chuẩn mang tính điều chỉnh đặc biệt nghiêm ngặt và chặt chẽ hoạt động xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân (được quy định tại Luật đất đai 2013).
Điều 100 Luật đất đai đã quy định rõ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các chứng từ chứng minh quyền sử dụng. Theo đó, trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ được sử dụng để đối chiếu về ranh giới, diện tích, kích thước thửa đất. Hay nói cách khác, nó chỉ được xem là căn cứ, cơ sở để đối chiếu ranh giới giữa các thửa đất với nhau. Đồng thời, đây là cơ sở để cá nhân, tổ chức cùng cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định một cách đầy đầy đủ và chính xác phần diện tích đất thực tế của người dân, tránh những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh xảy ra.
Rất nhiều người nhầm lẫn rằng, hồ sơ địa chính là một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, và nó được xem là cơ sở để Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ý muốn nói nó mang ý nghĩa quyết định tuyệt đối). Nhận thức này là hoàn toàn không đúng. Bởi trích lục bản đồ địa chính (hay bản đồ địa chính) không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất. Trong thực tế tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính để đối chiếu về diện tích, kích thước, ranh giới thửa đất, giúp hạn chế những sai sót xảy ra khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định, đất có trích lục bản đồ địa chính chưa đủ điều kiện để làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Mà muốn được cấp sổ đỏ, cá nhân, tổ chức sử dụng đất phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu, điều kiện cụ thể theo quy định tại Luật đất đai 2013. Trích lục bản đồ địa chính chỉ là một trong những cơ sở, căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, đối chiếu anh giới, phần diện tích đất thực tế cho người dân (Hay nói cách khác, nó chỉ là chứng thư bổ sung, chứ không mang giá trị quyết định).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật đất đai 2013.