Trên thực tế hiện nay, đa phần các diện tích đất tại các địa phương bị bỏ không, chưa có bất kỳ hoạt động canh tác nào. Tuy nhiên những mảnh đất này thì bỏ không mà người dân lại không có đất để canh tác, song các cơ quan có thẩm quyền lại không đưa những phần đất này vào sử dụng.
Mục lục bài viết
1. Đất chưa sử dụng là gì?
Hiện nay, pháp luật về đất đai chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về khái niệm đất chưa sử dụng. Nhưng theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 về nhóm đất chưa sử dụng thì có thể hiểu một cách đơn giản nhất là: “Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.” Bên cạnh đó, đất chưa sử dung lại được định nghĩa tại Điều 58
“Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây”
Tuy nhiên, dựa vào quy định như đã nêu ở trên về đất chưa sử dụng thì có thể hiểu một cách đơn giản về đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài. Theo khái niêm đã nêu ở trên thì đất bằng chưa sử dụng có các loại đất BCS như: vùng bằng phẳng ở đồng bằng; thung lũng; cao nguyên.
2. Quy định về đất chưa sử dụng:
Theo khoản 3 Điều 132 Luật đất đai, đất chưa sử dụng được Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho cá nhân, hộ gia đình thuê đất để nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp trong thời hạn không quá 5 năm dưới hình thức đấu giá đất. Tuy nhiên, tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, thì hạn mức giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể được quy định theo quy định tại Điều 164 của Luật đất đai năm 2013 như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
– Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật đất đai đã nêu ở trên thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng và việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính khi thống kê, kiểm kê đất đai thì đất chưa sử dụng chia thành ba loại gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
Tương tự như mục đích quy hoạch đất nói chung, quy hoạch đất chưa sử dụng cũng là việc việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Bên cạnh đó, pháp luật đất đai hiện hành cũng có quy định về việc đối với mỗi loại đất cần xác định trừ diện tích đất mà Nhà nước chưa đưa vào sử dụng nhưng đang bị bao chiếm trong pháp luật. Chính vì việc pháp luật đã đưa ra các quy định này mà khi người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thống kê, kiểm kê về diện tích đất đai này cần thực hiện việc xác định trừ phần diện tích đất đó được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đang trong tình trạng hoang hóa để thu hồi, bổ sung vào quỹ đất chưa sử dụng của địa phương.
Bên cạnh đó, thì pháp luật Đất đai năm 2013 cũng có quy định đối với trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất phải xác định rừ quỹ đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đó; khi lập kế hoạch sử dụng đất phải xác định rừ tiến độ hàng năm đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Không những thế mà trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở được Nhà nước quy định là thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:
Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định tại Điều 165 Luật đất đai 2013 và Điều 59
3.1 Quy định về việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:
Căn cứ vào Điều 165 Luật đất đai 2013 quy định như sau: thì việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Không những thế mà Nhà nước có các chủ trương, chính sách khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý nhóm đất chưa sử dụng và khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào đất chưa sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch. Tuy nhiên, do việc các cơ quan có thẩm quyền còn buông lỏng trong quá trình quản lý đất bỏ hoang chưa sử dụng nên tình trạng người dân lấn, chiếm đất chưa sử dụng diễn ra khá nhiều nhưng việc xử lý thì chính quyền địa phương các nơi rất lúng túng, bởi vì theo quy định của Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì không có quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng, trước đây
3.2 Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt:
Được quy định tại Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó thì Nhà nước đã cho cấp quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã hằng năm rà soát quỹ đất chưa sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền đưa vào kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại Điều 40 Luật Đất đai 2013 đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch để nhằm đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình trạng người dân lấn, chiếm đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013.