Tại một số địa phương hiện nay, vẫn còn tồn tại khá nhiều đất bằng chưa được sử dụng (hay còn gọi là đất BCS), do đó mà có nhiều người có mong muốn làm sổ đỏ cho đất này để sử dụng. Vậy đất BCS là đất gì, đất BCS có làm sổ đỏ được không?
Mục lục bài viết
1. Đất BCS là đất gì?
Căn cứ khoản 13 Phần III Phụ lục 01 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, có quy định về ký hiệu đất trên bản đồ địa chính như sau:
Nhóm đất chưa sử dụng | Kí hiệu |
51. Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
52. Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
53. Núi đá không có rừng cây | NCS |
Hiện nay có thể thấy, loại đất BCS là ký hiệu viết tắt của nhóm đất chưa sử dụng, cụ thể là loại đất “đất bằng chưa sử dụng” được ghi nhận trên bản đồ địa chính.
– Đất thuộc vùng bằng phẳng ở đồng bằng;
– Đất ở vùng cao nguyên;
– Đất ở các thung lũng.
Thông thường, mã đất BCS sẽ được xuất hiện ở những vị trí cụ thể theo quy định của pháp luật. BCS là ký hiệu thường xuất hiện trên các bản đồ địa chính của đất đai. Loại đất này chưa được giao cho đối tượng cụ thể sử dụng ổn định và lâu dài, chủ yếu là những khu đất có địa thế bằng phẳng thường xuyên xuất hiện ở các khu vực nông thôn hoặc thành thị, hoặc đất đồi núi, núi đá và không có cây cối xung quanh. Ngoài ra, đất BCS cũng có mục đích sử dụng nhất định, loại đất này thường được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm muối … Đối với vấn đề quy hoạch đất BCS, tương tự giống như quy hoạch sử dụng đất nói chung trên thực tế được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì vấn đề quy hoạch đất BCS cũng là việc khoanh vùng và phân bộ đất đai theo một không gian sử dụng nhất định phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, thích đứng với biến đổi khí hậu phù hợp với tình hình thực tế. Việc quy hoạch đất chưa sử dụng dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai và dựa trên nhu cầu sử dụng đất của các bộ ban ngành, lĩnh vực nhất định đối với từng vùng kinh tế xã hội và từng đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian cụ thể.
Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định về các cơ quan chịu trách nhiệm trong hoạt động quản lý đất bằng chưa sử dụng (hay còn được gọi tắt là đất f). Căn cứ theo quy định tại Điều 164 của Luật đất đai năm 2013, bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã phường sẽ có trách nhiệm trong vấn đề quản lý và bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm trong vấn đề quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người sinh sống;
– Tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý đất chưa sử dụng sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ ban hành.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 165 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận về việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trên thực tế. Theo đó thì việc đầu tư hoặc cải tạo đối với đất BCS sẽ phải căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó giao cho Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành trên thực tế. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng ngày càng khuyến khích các cá nhân và hộ gia đình tham gia vào hoạt động đầu tư để đưa đất BCS vào sử dụng, sao cho phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt. Riêng đối với những khu đất chưa sử dụng được quy hoạch nhằm mục đích sử dụng vào quá trình phát triển nông nghiệp thì cần phải ưu tiên giao cho các hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm diêm nghiệp tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để phát triển kinh tế và ổn định đời sống.
2. Đất BCS có làm sổ đỏ được không?
Hiện nay có nhiều Cá nhân và hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuế đất chưa sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp, với chồng thì sản, có nhu cầu làm sổ đỏ trên thực tế. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Đất BCS có làm sổ đỏ được hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về đất đai xoay quanh loại đất BCS này. Có thể nói, đối với loại đất này, sau khi có quy hoạch và kế hoạch giao đất hoặc cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì tùy vào từng trường hợp khác nhau hoàn toàn có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất này theo quy định của pháp luật. Đất BCS sẽ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Đất BCS phải được sử dụng ổn định lâu dài và có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Hiện nay, căn cứ theo Điều 21
+ Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
+ Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;
+ Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
+ Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
+ Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
+ Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký …
– Hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai;
– Đất BCS không xảy ra tranh chấp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ.
Như vậy nếu như đất BCS thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất BCS trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Người có nhu cầu cấp sổ đỏ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này sẽ được xác nhận là văn phòng đăng ký đất đai hoặc người dân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã phường nơi có đất nếu có nhu cầu. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc các giấy tờ liên quan đến việc miễn giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật;
– Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc đất được sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì trong khoảng thời gian tối đa 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thông báo bằng văn bản và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ trao phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, và không quá 40 ngày đối với các nơi thuộc miền núi hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất f. Thời gian trên sẽ không được tính vào các ngày nghỉ và ngày lễ theo quy định của pháp luật.
3. Đất BCS có được bồi thường không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về các trường hợp không được bồi thường về đất sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất bao gồm:
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao không thu tiền sử dụng đất;
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
– Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê trả tiền thuế đất hằng năm hoặc đất thuê trả tiền thuế đất một lần cho cả thời gian thuê, tuy nhiên các đối tượng thuê sẽ được miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, chưa trường hợp hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với những người có công với cách mạng;
– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích 5% của xã phường;
– Đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Do đó có thể nói, đất BCS sẽ không được bồi thường về đất khi cơ quan nhà nước thu hồi, nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
–