Đất 132 là loại đất gì? Đất 132 có chuyển nhượng được không? Các loại đất 132 được giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây nguyên? Hình thức giao đất 132? Kinh phí thực hiện giao đất 132?
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhiều trường hợp để phát triển kinh tế của vùng đồng bào miền núi, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn mà Nhà nước đã cấp phát đất 132 cho người dân tại các địa phương này để phục vụ sản xuất, cải thiện cuộc sống của người dân,… Tuy nhiên, thực tế nhiều quý bạn đọc chưa thực sự nắm rõ được đất 132 thực chất là loại đất gì? Đất 132 có chuyển nhượng được không?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 132/2020/QH14 Thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế;
– Nghị định 26/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
– Quyết định 132/2002/NQ-TTg Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Mục lục bài viết
1. Đất 132 là loại đất gì?
Hiện nay, căn cứ theo quy định pháp
Do vậy, trong phạm vi bài viết này Luật Dương Gia sử dụng cụm từ “đất 132” thay cho cụm từ “Giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”.
Đối tượng, mục đích được giao đất 132 thông thường là đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên chưa có hay chưa đủ đất để có thể sản xuất và chưa có đất để ở.
2. Đất 132 có chuyển nhượng được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 6 Nghị quyết 132/2002/NQ-TTg, nguyên tắc giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, nhằm đảm bảo cho đồng bào sống bằng nghề sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, có đất sản xuất và đất ở để ổn định từng bước tăng cường khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bảo đảm công bằng, công khai đến từng buôn, từng hộ gia đình, từng làng trên cơ sở pháp luật và chính sách về đất đai của Nhà nước. Nhà nước không xem xét giải quyết việc đòi lại đất cũ
Thứ hai, Các hộ được giao đất phải trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất và để ở. Trong thời gian 10 năm không được chuyển nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Mọi trường hợp sang nhượng, cầm cố sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi và không cấp lại.
Sau khi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất được giao đất theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg này, không để xảy ra tình trạng sang nhượng, cầm cố đất đai.
Thứ ba, Việc giải quyết phải đảm bảo phù hợp với tập quán, phong tục của mỗi dân tộc, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, từ đó hướng đến mục tiêu xây dựng bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc, xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Như vậy, theo quy định nêu trên trong thời gian 10 năm, các buôn, làng, hộ gia đình được giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên không được chuyển nhượng, cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào. Các trường hợp sang nhượng, cầm cố Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành việc thu hồi và không cấp lại theo quy định của pháp luật.
3. Các loại đất 132 được giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây nguyên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 132/2002/QĐ-TTg quy định về quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và chưa có đất ở, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đất do các nông, lâm trường chuyển giao, gồm:
– Đất chưa sử dụng hoặc đất sản xuất, đất dôi ra sau khi quy hoạch lại không có hiệu quả;
– Đất gần buôn, làng, đất thuộc các bến nước của đồng bào dân tộc thiểu số đang sống.
Thứ hai, Đất thu hồi của nông trường, lâm trường do cấp có thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần thiết.
Thứ ba, Đất điều chỉnh từ các hộ nhận khoán của các lâm trường, nông trường có diện tích vượt mức bình quân chung của địa phương, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp trồng cây lâu năm, cây ngắn ngày, đất sản xuất lâm nghiệp.
Thứ tư, Đất thu hồi của các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, đất thu hồi của các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích hoặc giải thể;
Thứ năm, Đất điều chỉnh từ hộ nông dân có nhiều đất tự nguyện chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất, thuộc diện có đền bù theo quy định của pháp luật;
Thứ sáu, Đất dành cho nhu cầu công ích do chính quyền xã quản lý;
Thứ bảy, Đất có rừng nghèo kiệt, đất lâm nghiệp có hợp thuỷ, hiệu quả kinh tế thấp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ phát triển rừng.
Thứ tám, Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng;
4. Hình thức giao đất 132:
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, hình thức giao đất được quy định như sau:
Thứ nhất, Đối với đất ở: hộ gia đình chưa có đất ở thì được giao đất để làm nhà ở, mức giao như quy định tại Điều 2 của Quyết định 132/2022/QĐ-TTg và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Đối với đất sản xuất:
– Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sống bằng nghề nông nghiệp, sống bằng nghề lâm nghiệp chưa có đất hoặc chưa đủ đất sản xuất có nhu cầu được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất trực tiếp, mức giao như quy định tại Điều 2 của Quyết định 132/2002/QĐ-TTg.
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, mức giao đất được quy định như sau:
– Mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là: 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400m2 đất ở;
– Đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thực tế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp.
Trường hợp không có đất nông nghiệp thì giao đất lâm nghiệp, mức giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
5. Kinh phí thực hiện giao đất 132:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 132/2002/QĐ-TTg quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Thứ nhất, Ngân sách Trung ương hỗ trợ:
– Khai hoang bình quân 4,0 triệu đồng/ha. Đối với các hộ đồng bào tự tổ chức khai hoang theo quy hoạch thì cũng được hỗ trợ theo mức nêu trên;
– Tiền đền bù công về hoa lợi (nếu có), công khai hoang khi thu hồi đất của các hộ gia đình, không quá 4,0 triệu đồng/ha.
Thứ hai, Đối với giá trị vườn cây phải thu hồi:
Thứ ba, Đối với trường hợp vườn cây của doanh nghiệp Nhà nước:
+ Trường hợp mà do vốn ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước thì ghi giảm vốn cho doanh nghiệp tương ứng với giá trị thực tế vườn cây sau khi được đánh giá lại và sẽ tiến hành việc ghi nợ cho người dân được giao vườn cây;
+ Trường hợp do doanh nghiệp vay vốn tín dụng để đầu tư thì được khoanh nợ, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho tổ chức tín dụng.
Thứ tư, trường hợp đối với vườn cây thu hồi của của cá nhân do doanh nghiệp và các doanh nghiệp dân doanh và cá nhân tự đầu tư thì sử dụng ngân sách địa phương để xử lý.
Thứ năm, đối với những hộ được giao đất có vườn cây lâu năm thì ghi nợ và không tính lãi suất giá trị vườn cây tại thời điểm được giao.
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, Thời gian trả nợ phù hợp với chu kỳ kinh tế và thời gian kinh doanh còn lại của vườn cây, nhưng tối đa là 10 năm. Bộ Tài chính quy định mức giảm cụ thể đối với hộ trả nợ trước thời hạn quy định được giảm giá.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên có trách nhiệm phải chỉ đạo việc thu hồi nợ vườn cây của các hộ được giao đất có gắn với vườn cây ở từng địa phương.
Các nguồn nợ thu được sẽ được phân chia để: i) Trả vốn cho chủ vườn cây; ii) Số còn lại để đầu tư hạ tầng cơ sở thuỷ lợi, điện, giao thông, nước sạch ở địa phương.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào phương án cụ thể của từng tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm bố trí đủ vốn trong 2 năm 2002 và năm 2003 để thực hiện. Năm 2002 tạm ứng trước nguồn vốn ngân sách Trung ương, phần còn lại bố trí trong dự toán ngân sách năm 2003.