Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ đã chính thức được khỏi động bao gồm 2 phần thi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi tự luận về chủ đề an toàn giao thông dành cho giáo viên tiểu học và học sinh các khối lớp 3, 4, 5. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi và đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho học sinh:
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Em đang vội đạp xe đi học mà đường lại rất tắc, vậy theo em phải làm thế nào để đến trường an toàn?
A. Đạp xe lên vỉa hè đi cho nhanh;
B. Luồn lách trong đám đông để vượt lên phía trước;
C. Chạy vào làn xe cơ giới để tìm lối thoát;
D. Chú ý quan sát, chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 2. Theo em, quy định nào dưới đây bảo đảm an toàn trên đường đi?
A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều;
B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép;
C. Đi xe đạp che ô, buông thả 1 tay hoặc cả 2 tay;
D. Đi lên vỉa hè cho thông thoáng.
Câu 3. Khi đi xe đạp tới ngã ba, ngã tư mà gặp đèn vàng, hành động nào dưới đây đảm bảo an toàn nhất?
A. Nhanh chóng đi qua ngã ba, ngã tư trước khi chuyển sang đèn đỏ;
B. Dừng lại trước vạch dừng và chờ cho đến khi đèn xanh mới đi tiếp;
C. Đi chậm qua ngã ba, ngã tư và chú ý quan sát an toàn;
D. Dắt xe qua đường.
Câu 4. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?
A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang;
B. Điểm mù của các phương tiện giao thông;
C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo;
D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.
Câu 5. Khi đi trên đường, nếu nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông, em sẽ làm gì?
A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể;
B. Vào xem để thỏa trí tò mò;
C. Bỏ chạy vì sợ;
D. Tự cấp cứu cho nạn nhân.
Câu 6. Các bạn chạy chơi trên hè phố rất vui. Vậy theo em, chơi đùa trên hè phố có bảo đảm an toàn không?
A. An toàn, vì trên hè phố không có phương tiện giao thông qua lại;
B. Chỉ an toàn tại những nơi có hè phố rộng, có thể vui đùa thoải mái;
C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn;
D. Chỉ không được chơi đá bóng, còn các hoạt động khác vẫn an toàn.
Câu 7. Khi qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Quan sát -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;
B. Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Đi sát vào mép đường bên phải -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần -> Tiếp tục đi tiếp;
C. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường -> Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắc không có chiếc xe nào đang đến gần -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;
D. Quan sát -> đi vào mép đường bên phải, đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.
Câu 8. Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ, quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
A. Xe nào bên phải không bị vướng thì được quyền đi trước;
B. Xe nào ra tín hiệu xin đường trước thì xe được đi trước;
C. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường sắt;
D. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường bộ.
Câu 9. Gặp biển nào dưới đây người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 1 và 3
Câu 10. Khi nào người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách?
A. Khi tham gia giao thông;
B. Chỉ khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ;
C. Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường đô thị;
D. Chỉ người điều khiển phương tiện mới phải đội.
2. Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5 phần B mới nhất:
Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”
Trả lời: Để xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng
– Mục tiêu: Tăng cường nhận thức về an toàn giao thông trong môi trường học đường.
– Đối tượng: Học sinh, phụ huynh, và cộng đồng trong và xung quanh trường học.
Bước 2: Phân tích vấn đề và thông tin cơ bản
– Tình hình hiện tại: Thống kê về tai nạn giao thông, số liệu về vi phạm luật giao thông gần trường học.
– Nguyên nhân: Xác định tại sao an toàn giao thông trở thành vấn đề nổi bật, có thể là do thiếu nhận thức, vi phạm quy định giao thông, hoặc hành vi không an toàn của người tham gia giao thông.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền
– Chiến dịch thông tin:
- Tạo slogan và biểu ngữ: Một câu ngắn, dễ nhớ và cảm động về an toàn giao thông, chẳng hạn như “An toàn đầu tiên, hạnh phúc vĩnh viễn” hoặc “Đi đường an toàn, về nhà bình yên”.
- Poster và banner: Thiết kế hình ảnh, thông điệp về an toàn giao thông để treo tại cổng trường, khu vực sinh hoạt chung.
- Video hoặc clip: Tạo video ngắn với thông điệp sâu sắc và thu hút để lan tỏa thông điệp an toàn giao thông.
– Hoạt động tuyên truyền:
- Buổi tập huấn: Tổ chức buổi tập huấn cho học sinh và giáo viên về quy tắc giao thông, cách thức vận hành phương tiện an toàn.
- Cuộc thi vẽ tranh hoặc viết: Khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh hoặc viết về an toàn giao thông, với giải thưởng là các vật phẩm liên quan đến an toàn giao thông.
- Tổ chức diễn văn, buổi trình diễn: Cho phép học sinh thể hiện quan điểm và kiến thức của mình về an toàn giao thông thông qua diễn văn hoặc các buổi trình diễn nghệ thuật.
– Hợp tác cộng đồng:
- Liên kết với cơ quan chức năng: Làm việc cùng với cảnh sát giao thông hoặc các tổ chức liên quan để tăng cường tuân thủ và giám sát việc thực hiện quy tắc giao thông.
- Tổ chức buổi gặp gỡ cộng đồng: Tổ chức các buổi họp, gặp gỡ với phụ huynh để chia sẻ thông tin và nhận định về tình hình an toàn giao thông xung quanh trường.
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh
– Đo lường hiệu quả: Sử dụng số liệu, phản hồi từ cộng đồng để đo lường hiệu quả của chiến dịch.
– Điều chỉnh và cải thiện: Dựa trên thông tin đánh giá, điều chỉnh chiến lược tuyên truyền để nâng cao hiệu quả. Kế hoạch này cần sự hỗ trợ chặt chẽ từ các bên liên quan và sự chủ động trong việc thực hiện để có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành vi của cộng đồng về an toàn giao thông.
3. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ cho học sinh:
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Những hành vi nào không được thực hiện khi điều khiển xe đạp?
A. Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác.
B. Chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
D. Tất cả các hành vi trên.
Câu 2. Em cần làm gì khi điều khiển xe đạp chuyển hướng?
A. Xác định hướng cần chuyển, giảm tốc độ.
B. Quan sát mọi phía, khi đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng.
C. Thận trọng điều khiển xe chuyển hướng và luôn quan sát phòng tránh va chạm.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?
A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang.
B. Điểm mù của các phương tiện giao thông.
C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo.
D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.
Câu 4. Khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất, em cần làm gì?
A. Đi chậm, chú ý quan sát xung quanh.
B. Lắng nghe tiếng còi xe, tiếng động cơ.
C. Chỉ tiếp tục di chuyển bình thường khi đảm bảo an toàn.
D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Hành vi nào không được phép thực hiện khi tham gia giao thông đường hàng không?
A. Mang theo giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
B. Sử dụng các thiết bị điện tử nghe, nhìn khi tàu bay đang cất cánh.
C. Xếp hàng làm thủ tục kiểm tra trước khi lên tàu bay.
D. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên hàng không.
Câu 6. Khi đang ngồi trên máy bay đi du lịch cùng gia đình, em thấy bạn của mình đang loay hoay tìm cách mở cửa thoát hiểm. Em sẽ làm gì?
A. Ngồi yên, nhìn bạn thực hiện.
B. Giúp đỡ bạn mở cửa thoát hiểm.
C. Khuyên không được mở cửa thoát hiểm.
D. Quát mắng bạn không được nghịch ngợm.
Câu 7. Em đang đạp xe đến trường thì gặp một đoạn đường bị ùn tắc đông người, vỉa hè dành cho người đi bộ đang không có người. Bên cạnh đó, đường phía ngược chiều cũng rất vắng. Em sẽ làm gì?
A. Đi lên vỉa hè dành cho người đi bộ.
B. Đi sang phần đường ngược chiều.
C. Len lỏi, đâm ngang, tìm mọi cách để thoát khỏi đoạn ùn tắc.
D. Bình tĩnh, không vội vàng, tiếp tục di chuyển đúng quy định.
Câu 8. Khi gặp một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường đến trường, em sẽ làm gì?
A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn nào đó để họ tìm người giải quyết, giúp đỡ người bị nạn nếu có thể.
B. Tiếp tục di chuyển, coi như không nhìn thấy gì.
C. Chen lấn cùng đám đông xem cho thỏa trí tò mò.
D. Bỏ chạy vì sợ hãi.
Câu 9. Đang đạp xe trên đường, em nghe thấy tiếng còi hú của xe cứu thương ở phía sau, em sẽ làm gì?
A. Tiếp tục di chuyển bình thường.
B. Đạp xe thật nhanh để kịp đến trường
C. Điều khiển xe đi chậm lại, hoặc dừng lại sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương.
D. Điều khiển xe áp sát lề đường bên trái theo chiều đi của mình, nhường đường cho xe cứu thương và các phương tiện giao thông khác
Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông
A. Xây dựng nội dung tuyên truyền.
B. Thực hiện công tác tuyên truyền.
C. Xác định hình thức tuyên truyền.
D. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền.
1.D; 2. C; 3. A; 4. B