Đạo đức công vụ là thuật ngữ bàn luận về đạo đức của người công chức trong bộ máy nhà nước. Các chuẩn mực đưa ra nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi của bộ phận này trong bộ máy nhà nước. Có như vậy, chất lượng nguồn lực mới được đảm bảo, hiệu quả hoạt động được đảm bảo.
Mục lục bài viết
1. Đạo đức công vụ là gì?
Giải thích từ ngữ:
Đạo đức thể hiện nguyên tắc, quy phạm nhằm đánh giá giá trị của con người trong xã hội. Các tiêu chí được xem xét dựa trên lẽ phải, sự công bằng, cách ứng xử của con người với nhau. Từ đó mang đến các chuẩn mực, sự tự giác cũng như tư tưởng cốt lõi trong ý thức, hành vi của con người.
Công vụ hiểu theo nghĩa rộng chính là công việc do những người làm việc trong bộ máy nhà nước thực hiện. Còn theo nghĩa hẹp hơn, chính là công việc do công chức đảm nhận theo sự phân công.
Khái niệm đạo đức công vụ:
Đạo đức công vụ thực chất là những chuẩn mực đạo đức của những người cán bộ, công chức trong quá trình thi công, thực hiện công vụ. Nó đến từ ý thức, trách nhiệm của cá nhân trong tập thể, trong mục đích, lý tưởng xây dựng bộ máy nhà nước.
Bao gồm các nguyên tắc, các quy tắc hành vi ứng xử trong khi thi hành công vụ. Từ đó giúp người công chức thực hiện tốt trách nhiệm theo quy định, đồng thời đảm bảo các chuẩn mực trong nhận thức của người lãnh đạo. Nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự, chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của cán bộ, công chức. Mang đến thái độ tích cực, tư duy đổi mới và môi trường làm việc hiệu quả.
Nếu công vụ là một nghề nghiệp thì đạo đức công vụ chính là một dạng đạo đức để điều chỉnh nghề nghiệp đó. Đảm bảo chất lượng thực hiện công vụ, bên cạnh sự tự giác, ý thức và tư tưởng của người thay mặt nhân dân quản lý nhà nước.
2. Đạo đức công vụ tiếng Anh là gì?
Đạo đức công vụ tiếng Anh là Public Service Ethics.
3. Quy định chuẩn mực đạo đức công vụ?
Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước và nền công vụ nước ta coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ cán bộ, công chức. Cho thấy giá trị của tư tưởng cá nhân trong hiệu quả hoạt động và xây dựng tập thể, xây dựng nhà nước. Chuẩn mực được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy rộng ra là “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín”.
Chính người có trách nhiệm, vai trò và quyền hạn quản lý nhà nước phải cho thấy năng lượng, giá trị cống hiến của mình. Phải học tập, làm việc đúng theo các tư tưởng tiến bộ.
Quy định gồm 05 nội dung chính:
Đối với Tổ quốc:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung thành với các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước;
+ Tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng cánh mạng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ, tổ chức phối hợp tốt với cá nhân, đơn vị trong mục tiêu chung;
+ Kiên quyết chống lại những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, độc lập của Tổ quốc;
+ Tích cực và sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ Tận tâm, tận lực đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh. Thực hiện tốt các trách nhiệm, bên cạnh sự sáng tạo, học tập và cống hiến không ngừng nghỉ;
+ Tham mưu tốt công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Đối với nhân dân:
+ Gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Lấy dân là gốc trong quyền lợi, nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân;
+ Kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân;
+ Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân;
+ Tuyên truyền, giải thích, vận động Nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để nâng cao chất lượng văn hóa, đạo đức, giáo dục trong cộng đồng.
Đối với công việc:
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và nghiên cứu. Chủ động, sáng tạo trong đề xuất cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc;
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thời gian theo quy định. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ;
+ Báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền và lãnh đạo cơ quan về những khó khăn, vướng mắc; chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình;
+ Khi mắc khuyết điểm phải dũng cảm tự phê bình, dám nhận khuyết điểm và nghiêm túc sửa chữa; trung thành, tận tụy, sáng tạo, khiêm tốn, trung thực, thận trọng, tỷ mỷ, bản lĩnh, kiên quyết;
+ Không ngừng cống hiến trí tuệ, tài năng, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt công việc được giao; phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên.
Đối với đồng nghiệp:
+ Đoàn kết, chân tình, thẳng thắn, hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc và trong cuộc sống;
+ Tôn trọng tập thể, mình vì mọi người, Cũng như thực hiện đóng góp vì mục đích xây dựng, hướng đến sự hoàn thiện hơn của đồng nghiệp;
+ Không có biểu hiện cục bộ, chia rẽ, bè phái, đùn đẩy công việc và trách nhiệm cho người khác;
+ Bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
– Đối với Công chức giữ chức vụ lãnh đạo:
+ Quản lý nắm bắt kịp tời tâm lý, phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của công chức, nhân viên. Phải mang đến moi trường làm việc thỏa mái nhưng có trách nhiệm, có hiệu quả;
+ Thực hành dân chủ, tạo điều kiện học tập, tôn trọng và xây dựng niềm tin cho công chức, nhân viên;
+ Bảo vệ danh dự của công chức, nhân viên khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
Đối với bản thân:
+ Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm. Mang đến giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong hiệu quả làm việc của công chức;
+ Thường xuyên rèn luyện để có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, khiêm tốn, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình;
+ Gương mẫu chấp hành nội quy, quy chế và các quy định của cơ quan. Phải tuân thủ các quy định, quy chế để trở thành tấm gương sáng cho nhân dân;
+ Thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính và văn hóa công sở;
+ Thực hiện nghiêm các quy định về những điều công chức không được làm theo các quy định tại Luật Cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tu dưỡng đạo đức cánh mạng;
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Phải trở thành tấm gương sáng trong lý tưởng, mục tiêu lao động. Cho thấy trách nhiệm, thành tựu đạt được trong nhiệm vụ của Tổ quốc.
4. Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ:
– Xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ tiến bộ:
Luật này được xây dựng, nhằm điều chỉnh chính đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện dựa trên các chuẩn mực đạo đức, các giá trị quản lý người công chức đối với lý tưởng của đất nước.
Xây dựng, ban hành luật dựa trên Luật cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… Cho thấy trách nhiệm, nhiệm vụ của người cán bộ nhân dân.
– Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức:
Thực hiện đổi mới ở tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ. Có quy trình, tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đánh giá chất lượng công chức. Ngoài năng lực là yếu tố tiên quyết, phải cho thấy các giá trị đạo đức cũng được tuyệt đối xem trọng.
Thể hiện trên một số tiêu chí như:
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
+ Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát…
Hướng đến để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ; Đặc biệt là xây dựng được bộ máy trong sạch, vững mạnh, kỷ cương và làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Việc tuyển dụng ồ ạt về số lượng phải được kiểm soát, thay vào đó là nâng cao chất lượng tuyển dụng.
– Cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân.
Loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp. Cũng như loại bỏ các cơ hội để chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng. Càng nhiều thủ tục phiền hà, càng khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát một bộ phận cán bộ.
Cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo nguyên tắc thống nhất, công khai, đơn giản…;
– Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức:
Chú ý kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;
– Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.
Nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức và nhân dân kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức; Dân được tham gia giám sát, được nêu tiếng nói thông qua người đại diện, thông qua các cuộc họp mặt nhân dân. Từ đó kiểm soát việc chi tiêu tài chính công,… bảo vệ tốt quyền lợi cho nhân dân;
– Tăng cường hệ thống thanh tra công vụ.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ;
– Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm:
+ Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật;
+ Nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời gương người cán bộ, công chức mẫn cán với công vụ.