Bình Chánh là khu vực có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía Nam, Tây Nam đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết sau đây nói về Danh sách xã, phường thuộc huyện Bình Chánh TPHCM, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Danh sách xã, phường thuộc huyện Bình Chánh (TPHCM):
Bình Chánh là khu vực có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía Nam, Tây nam đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Huyện Bình Chánh phía Đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè, phía tây giáp huyện Đức Hòa và Bến Lức Long An, phía nam giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An và phía bắc giáp huyện Hóc Môn. Dân số 705.508 người (theo thống kê của Cục Thống kê năm 2019). Bình Chánh có tất cả 16 xã và 1 thị trấn gồm: Thị trấn Tân Túc và các xã Tân Kiên, Tân Nhựt, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Hưng Long, Qui Đức, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Phong Phú, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Bình Chánh |
1 | Tân Kiên |
2 | Tân Nhựt |
3 | An Phú Tây |
4 | Tân Quý Tây |
5 | Hưng Long |
6 | Qui Đức |
7 | Bình Chánh |
8 | Lê Minh Xuân |
9 | Phạm Văn Hai |
10 | Đình Xuyên |
11 | Bình Hưng |
12 | Bình Lợi |
13 | Đa Phước |
14 | Phong Phú |
15 | Vĩnh Lộc A |
16 | Vĩnh Lộc B |
Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh hiện có mạng lưới hạ tầng giao thông hoàn thiện với các trục chính kết nối về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới liên kết vùng dày đặc với các tuyến huyết mạch như Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận, Quốc lộ 50,… Tuyến đường sắt cao tốc trị giá 10 tỉ USD nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ chạy qua Bình Chánh trong tương lai cũng mang tới nhiều kỳ vọng phát triển. Hạ tầng giao thông phát triển giúp cư dân dễ dàng tiếp cận Quận 1, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (qua Võ Văn Kiệt) hay Phú Mỹ Hưng (qua Nguyễn Văn Linh) chỉ trong khoảng 20 phút di chuyển. Bên cạnh đó, các dự án tuyến Metro 3A (Bến Thành – Tân Kiên), tuyến bus nhanh BRT số 1 kết nối trung tâm Quận 1 tới phía Đông và Tây thành phố Hồ Chí Minh cũng chạy qua huyện Bình Chánh, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ.
Khu trung tâm hành chính được xác định là đòn bẩy quan trọng trong lộ trình lên quận của Bình Chánh, là chiến lược dài hơi đã được huyện này xây dựng suốt nhiều năm. Với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây Sài Gòn, khu trung tâm hành chính Bình Chánh được kì vọng sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo đà cho thị trường bất động sản huyện Bình Chánh khởi sắc mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi lên quận.
2. Giới thiệu về huyện Bình Chánh:
Vị trí
- Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn
- Phía Đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
- Phía Đông Bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
- Phía Tây giáp huyện Đức Hòa và Bến Lức của tỉnh Long An
- Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An
Giao thông
Có trục đường cửa ngõ chính phía Tây và phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh, gồm các tuyến giao thông quan trọng như: Cầu Ông Lớn, quốc lộ 1A kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào trung tâm thành phố. Quốc lộ 50 là trục đường chính ở cửa ngõ phía Nam nối từ trung tâm thành phố, đi qua huyện Bình Chánh rồi đến các tỉnh Long An, Tiền Giang.
Đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7 và vượt sông Sài Gòn qua cầu Phú Mỹ đến quận 2 và đi Đồng Nai. Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi của huyện như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ. Nơi đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Diện tích và dân số huyện Bình Chánh
Diện tích huyện Bình Chánh đạt 252,56 km², thuộc vào nhóm huyện có diện tích lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Dân số theo kết quả điều tra năm 2019 là 705.508 người, mật độ dân số đạt 2.793 người/km². Trên địa bàn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh có nhiều kênh rạch, đặc biệt là ở phía Nam và Tây Nam, hình thành một hệ thống giao thông đường thủy khá quan trọng, kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này cũng là cửa ngõ của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – một vùng kinh tế lớn phía Nam nên được đầu tư mạng lưới đường giao thông quan trọng, bao gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương,…
Diện tích tự nhiên của huyện Bình Chánh rộng và trải dài, trong đó đất nông nghiệp vẫn còn chiếm phần khá lớn. Những năm gần đây, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư, giúp mở rộng không gian đô thị ở huyện Bình Chánh, bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt” từng ngày. Một phần huyện Bình Chánh cũng đã trở thành khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh nên quá trình đô thị hóa ở đây diễn ra khá mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông kết nối đồng bộ với các quận trung tâm Sài Gòn, việc đi lại, giao thương thuận tiện khiến dân số Bình Chánh có xu hướng tăng nhanh.
3. Tiềm năng khai thác đầu tư tại huyện Bình Chánh trong tương lai:
THAM KHẢO THÊM: