Dịch vụ Thừa phát lại tại Quảng Bình đang trong giai đoạn phát triển tích cực với mục tiêu đảm bảo mỗi địa bàn cấp huyện có ít nhất một Văn phòng Thừa phát lại, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mật độ dân cư của từng địa phương. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau về Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Quảng Bình.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Quảng Bình:
Văn phòng thừa phát lại Đồng Hới
Thông tin cơ bản:
-
Địa chỉ trụ sở: Đường Phạm Văn Đồng, Phường Nam Lý, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
-
Mã số thuế: 3101106978
-
Người đại diện theo pháp luật: Phan Hữu Minh Hoàng
-
Điện thoại liên hệ: 0232 3825 925 – 0945 825 925 – 0983 262 914
-
Email: [email protected]
-
Ngày hoạt động: 16/09/2021
-
Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Quảng Bình
-
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
-
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Văn phòng Thừa Phát lại Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình, chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 12/11/2021.
Chức năng và nhiệm vụ chính của Văn phòng Thừa Phát lại Đồng Hới:
-
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự.
-
Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật để sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
-
Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
-
Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Văn phòng Thừa Phát lại Đồng Hới hoạt động với phương châm chuyên nghiệp, uy tín và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Để được hỗ trợ và tư vấn, quý khách hàng có thể liên hệ qua các số điện thoại hoặc email đã nêu trên.
* Danh sách Thừa phát lại đang hành nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình:
STT | Họ và tên | Nơi làm việc | Số thẻ, ngày cấp |
---|---|---|---|
1 | Nguyễn Khắc Hân | Văn phòng thừa phát lại Đồng Hới | 01/TPL cấp ngày 16/9/2021 |
2 | Phan Hữu Minh Hoàng | Văn phòng thừa phát lại Đồng Hới | 02/TPL cấp ngày 10/10/2022 |
2. Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
Thừa phát lại là một chức vụ có từ thời Pháp thuộc. Từ “Thừa phát lại” là một từ Hán – Việt, trong đó “thừa” nghĩa là thừa lệnh, thừa quyền, “phát” là hành động phát ra, đưa đến, còn “lại” là chỉ một viên chức thực hiện lệnh của quan (người xưa hay gọi là “quan lại” là như vậy).
Vậy, thừa phát lại có nghĩa là một viên chức thừa lệnh của quan làm các công việc liên quan đến việc chuyển tải văn bản.
Ngày nay, Thừa phát lại là một người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc như:
+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
+ Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
(Theo Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)
Các Thừa phát lại sẽ làm việc trong các tổ chức Văn phòng Thừa phát lại. Người đứng đầu văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật cho văn phòng. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
3. Các tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:
Về tiêu chuẩn được bổ nhiệm Thừa phát lại, Nhà nước quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, người muốn được Nhà nước bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
4. Quy trình bổ nhiệm Thừa phát lại:
Người đủ điều kiện tiêu chuẩn tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nộp trực tiếp hoặc gửi bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
+ Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
+ Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét,
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.
Lưu ý, người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
5. Những người nào không được bổ nhiệm làm Thừa phát lại?
Những người thuộc các trường hợp dưới đây không được bổ nhiệm làm Thừa phát lại (Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP):
+ Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
+ Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
+ Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
+ Người quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
+ Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
+ Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
THAM KHẢO THÊM: