Hiện nay, Thừa phát lại đã không còn quá xa lạ với người dân tại Hà Nam. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, nhiều người vẫn gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm và liên hệ đơn vị thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nam. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết Danh sách văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam được cập nhật dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam:
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Nam chưa có văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, dịch vụ lập vi bằng và các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại tại Hà Nam có thể được cung cấp thông qua các văn phòng Thừa phát lại ở các tỉnh lân cận hoặc thông qua các dịch vụ trực tuyến.
Hiện nay, theo quy định thừa phát lại được lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc nên bạn cũng có thể lựa chọn văn phòng thừa phát lại ở tỉnh khác mà không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vi bằng. Miễn sao giá lập vi bằng hợp lý, xử lý thủ tục nhanh gọn, đảm bảo an toàn về pháp lý.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ với các văn phòng Thừa phát lại tại các tỉnh lân cận hoặc tìm kiếm dịch vụ trực tuyến phù hợp.
2. Tại sao ở Hà Nam chưa có Văn phòng Thừa phát lại?
Hiện tại, tỉnh Hà Nam chưa có văn phòng thừa phát lại có thể do một số lý do sau:
-
Thị trường pháp lý chưa phát triển đầy đủ: Mặc dù nghề thừa phát lại đã được quy định và triển khai ở nhiều tỉnh thành, nhưng tại một số khu vực như Hà Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ thừa phát lại có thể chưa cao, dẫn đến việc các tổ chức, doanh nghiệp chưa thấy cần thiết phải mở văn phòng thừa phát lại.
-
Chưa có đủ nguồn lực hoặc đối tác: Việc thành lập một văn phòng thừa phát lại đòi hỏi có đội ngũ thừa phát lại đủ chuyên môn và các nguồn lực cần thiết. Nếu không có đủ sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư vào lĩnh vực này, việc mở văn phòng có thể bị trì hoãn.
-
Quy định pháp lý và thủ tục thành lập: Mặc dù thừa phát lại là nghề hợp pháp tại Việt Nam, nhưng việc thành lập và điều hành một văn phòng thừa phát lại đòi hỏi phải đáp ứng các quy định pháp lý khá nghiêm ngặt. Các cơ quan liên quan có thể chưa cấp phép hoặc chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của văn phòng này tại Hà Nam.
-
Tính chất đặc thù của nghề thừa phát lại: Thừa phát lại chủ yếu thực hiện các công việc như chứng thực văn bản, thi hành án dân sự, lập biên bản và một số công việc khác có liên quan đến pháp lý. Các nhu cầu này có thể chưa phát triển mạnh tại Hà Nam hoặc có thể được đáp ứng thông qua các phương thức khác như tòa án, cơ quan thi hành án.
3. Thành lập Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam:
Trình tự thực hiện:
+ Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
+ Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Nhận kết quả:
-
Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
-
Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
-
Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
+ Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
+ Thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt.
+ Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-16 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
4. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại ở Hà Nam:
Trình tự thực hiện:
+ Văn phòng Thừa phát lại nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
+ Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Nhận kết quả:
-
Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
-
Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
-
Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu.
+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
+ Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Văn phòng Thừa phát lại.
Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-18 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: