Hiện nay, Văn phòng Thừa phát lại đã không còn quá xa lạ với người dân Đồng Nai. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, nhiều người vẫn gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn đơn vị thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp tại Đồng Nai. Sau đây là bài viết về danh sách văn phòng Thừa phát lại tại Đồng Nai, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Đồng Nai:
- VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI BIÊN HÒA
Mã số thuế: 3603154622
Địa chỉ: R19 đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Trần Thị Thu Thủy
- VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI NHƠN TRẠCH
Mã số thuế: 3603268002
Địa chỉ: 24 tổ 16, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Đỗ Thị Liên
- VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LONG KHÁNH
Mã số thuế: 3603236956
Địa chỉ: N26 Hùng Vương, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Trần Thị Ngọc Quang
- VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LONG THÀNH
Mã số thuế: 3603162253
Địa chỉ: Tổ 21, Khu Văn Hải, đường Lê Duẩn, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Lê Thị Quỳnh Nga
- VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRẢNG BOM
Mã số thuế: 3603153428
Địa chỉ: số 08D, đường 4, KDC Trảng Bom, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Phan Văn Phúc
2. Thông tin về các Văn phòng Thừa phát lại Đồng Nai và dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai:
Phí lập vi bằng
Hiện nay phí dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai phụ thuộc vào từng trường hợp lập vi bằng và quy định của mỗi văn phòng thừa phát lại. Đối với các vi bằng đơn giản, ngắn gọn và được lập trực tiếp tại Văn phòng thừa phát lại thì giá lập vi bằng sẽ khoảng trên dưới 3.000.000 đồng.
Đối với các vi bằng phức tạp, phạm vi, khối lượng công việc lớn như: Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản; Kiểm kê số lượng, khối lượng tài sản, hàng hóa; Ghi nhận nội dung ghi âm, ghi hình với dung lượng lớn, thời gian dài;… thì phí lập vi bằng tại Đồng Nai có thể cao hơn khá nhiều.
Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại Đồng Nai
- Công việc thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án
Công việc Thi hành án và công việc Xác minh điều kiện thi hành án làm cho Thừa phát lại có chức năng như một cơ quan thi hành án dân sự tư nhân tức đối lập với cơ quan thi hành án dân sự công (Cục thi hành án dân sự/Chi cục thi hành án dân sự).
- Công việc lập vi bằng
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
- Công việc tống đạt
Thừa phát lại đi tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự công là thực hiện đúng chủ trương cải cách tư pháp của Quốc hội. Theo đó, các thư ký Tòa án, thư ký Cơ quan thi hành án dân sự công sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung học hỏi cho công việc nghiệp vụ ở cơ quan.
Dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai
Trung tâm pháp luật vi bằng tư vấn, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai với mức giá và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Cụ thể:
- Dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai nhanh, giá rẻ, đảm bảo an toàn pháp lý;
- Lập vi bằng tại nhà, tại địa điểm khác theo yêu cầu khách hàng;
- Lập vi bằng ngoài giờ hành chính, lập vi bằng vào ngày lễ, ngày nghỉ;
Ngoài dịch vụ lập vi bằng tại Đồng Nai, Trung tâm vi bằng Việt Nam còn hỗ trợ các công việc khác trong lĩnh vực vi bằng như:
- Tư vấn vi bằng thừa phát lại;
- Tư vấn phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho một số trường hợp khách hàng đã lập vi bằng chưa đúng quy định;
- Đánh giá giá trị pháp lý của vi bằng do khách hàng cung cấp;
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan tới vi bằng.
Các bước để thành lập văn phòng thừa phát lại tại Đồng Nai
- Bước 1: Tổ chức có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Tư pháp – Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Đồng Nai. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận và viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Bước 2: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Tư pháp – Sở Tư pháp nhận Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại của UBND tỉnh Đồng Nai. Trường hợp không đủ điều kiện cấp, UBND tỉnh Đồng Nai trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không được cấp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;
+ Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
+ Bản sao
- Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại.
3. Quy trình làm việc của Văn phòng Thừa phát lại Đồng Nai:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng.
Trước khi đến văn phòng thừa phát lại tại Đồng Nai để thực hiện lập Vi bằng Quý khách hàng liên hệ trước để được tư vấn sơ bộ về vấn đề pháp lý cần giải quyết và chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:
+ Giấy tờ về nhân thân: CMND, CCCD, sổ hộ khẩu,…
+ Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, bản cam kết, hợp đồng,…
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập Vi bằng
Quý khách hàng sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập Vi bằng cho Thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì Thư ký nghiệp vụ hoặc TPL sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì Quý khách hàng sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập Vi bằng.
Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.
Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập Vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:
+ Thông tin cá nhân của bên yêu cầu (họ, tên; số chứng minh thư; địa chỉ; thông tin liên hệ,…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập Vi bằng (tên văn phòng; địa chỉ; người đại diện,…).
+ Nội dung sự việc cần lập Vi bằng
+ Thời gian, địa điểm lập Vi bằng
+ Chi phí thực hiện
+ Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Bước 4: Tiến hành lập Vi bằng.
Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà Vi bằng có thể được lập tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập Vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó phục vụ cho quá trình lập Vi bằng một cách chính xác, khách quan.
Tại địa điểm lập Vi bằng Thừa phát lại và Thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim,… Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho Vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và Vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.
Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để Vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của Vi bằng sẽ được gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.
THAM KHẢO THÊM: