Bạn cần thông tin liên hệ Văn phòng thừa phát lại uy tín tại khu vực Đắk Lắk nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Đắk Lắk để tiếp cận với dịch vụ thừa phát lại nhanh nhất, chi phí hợp lý nhất tại Đắk Lắk.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Đắk Lắk:
STT | Tên gọi | Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động | Địa chỉ trụ sở | Trưởng Văn phòng | Thừa phát lại hành nghề tại tổ chức | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp |
1 | Văn phòng Thừa phát lại Đắk Lắk | Quyết định số: 2082/QĐ-UBND, ngày 30/8/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại Đắk Lắk Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại số 01/TP-ĐKHĐ ngày 10/9/2018, thay đổi lần 02 ngày 18/11/2024) | Số 139 đường Hai Bà Trưng, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk SĐT: 0942 890 113 – 0946 645 113 Email: [email protected] –[email protected] | Bùi Đức Sỹ + Ngày sinh: 07/10/1978 + Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại: số 1509/QĐ-BTP ngày 12/7/2016 của Bộ Tư pháp | Bùi Đức Sỹ | Hợp đồng bảo hiểm số 23/24/14/TN-NN/PC00015 ngày 28/12/2023 + Thời gian: từ ngày 11/01/2024 đến ngày 11/01/2025 + Tổng phí bảo hiểm: 1.188.000 đồng |
2 | Văn phòng Thừa phát lại Đại An | Quyết định số: 2530/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại Đại An Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại số 02/TP-ĐKHĐ-TPL ngày 01/10/2021, thay đổi lần 04 ngày 14/3/2024) | Căn hộ chung cư số A.DV02, tầng 01, toà nhà khu A, Dự án phát triển nhà ở xã hội, đường Tôn Đức Thắng, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk SĐT: 0262 858 9898 Email: thuaphatlaidaian@ gmail.com | Nguyễn Thị Bích Điền + Ngày sinh: 10/6/1987 + | Nguyễn Thị Bích Điền | Hợp đồng bảo hiểm số 199/24/HD-1071/17PDN ngày 01/20/2024 + Thời gian: từ ngày 08/10/2024 đến ngày 08/10/2025 + Tổng phí bảo hiểm: 3.300.000 đồng |
2. Danh sách Thừa phát lại đăng ký hành nghề tại tỉnh Đăk Lăk:
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Quyết định bổ nhiệm | Nơi hành nghề | Thẻ Thừa phát lại |
1 | Bùi Đức Sỹ | 07/10/1978 | Số: 1509/QĐ-BTP ngày 12/7/2016 | Văn phòng thừa phát lại Đắk Lắk | Số 144/BTP ngày 19/10/2018 |
2 | Nguyễn Thị Bích Điền | 10/6/1987 | Số: 370/QĐ-BTP ngày 12/3/2021 | Văn phòng thừa phát lại Đại An | Số 02/TPL ngày 01/10/2021 |
3. Dịch vụ lập vi bằng tại các Văn phòng Thừa phát lại ở Đắk Lắk:
Dịch vụ lập vi bằng tại các Văn phòng Thừa phát lại ở Đắk Lắk là một trong những hoạt động quan trọng, được nhiều người dân và tổ chức sử dụng để ghi nhận các sự kiện hoặc hành vi có giá trị pháp lý.
3.1. Các trường hợp phổ biến cần lập vi bằng:
Lập vi bằng các sự kiện liên quan đến giao dịch nhà đất tại Đắk Lắk:
-
Cho thuê, cho mượn nhà đất, căn hộ trong trường hợp chưa được cấp sổ đỏ/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Nhà đất đủ điều kiện nhưng chưa được cấp hoặc đang trong quá trình chờ được cấp sổ đỏ.
-
Xác nhận việc mua bán, giao dịch nhà đấttrong quá khứ để làm căn cứ xin cấp sổ đỏ. Để làm chứng cứ đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.
-
Ghi nhận việc
giao nhận tiền trước hoặc sau khi ký Hợp đồng mua bán đất đai. -
Ghi nhận thỏa thuận về việc phân chia ngõ đi chung, lối đi chung. Quyền sử dụng đường ống dẫn nước, đường dây điện.
-
Vi bằng ghi nhận việc giao tiền nhờ người khác mua đất; đứng hộ tên trên sổ đỏ;
-
Ghi nhận thỏa thuận của vợ chồng, thành viên hộ gia đình liên quan đến việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung là nhà đất.
-
Ghi nhận các hành vi chiếm giữ, lấn chiếm trái phép nhà đất, hủy hoại đất.
-
Các thỏa thuận liên quan đến việc dồn điền, đổi thửa, cho mượn, cho thuê quyền sử dụng đất.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận dân sự:
-
Ghi nhận việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản.
-
Ghi nhận cam kết khi đi du học, cam kết bảo lãnh khi đi lao động, làm việc tại nước ngoài.
-
Ghi nhận việc thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ của ngân hàng.
-
Xác nhận các thỏa thuận liên quan đến nhà đất trong quá khứ.
Vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kê tài sản tại Đắk Lắk:
-
Ghi nhận việc kiểm kê tài sản nhà bị kê biên, nhà cho thuê.
-
Vi bằng ghi nhận tài sản là hàng hóa tồn kho trước khi chuyển dịch tài sản. Ghi nhận danh mục hàng hóa trước khi chuyển giao chủ sở hữu.
-
Vi bằng ghi nhận hiện trạng, việc bàn giao hàng hóa, máy móc.
Vi bằng ghi nhận việc giao nhận thông báo tại Đắk Lắk:
-
Giao thông báo họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Văn bản thông báo khác của doanh nghLắk.
-
Vi bằng ghi nhận việc thông báo đòi nợ, Yêu cầu thanh toán nợ.
-
Giao thông báo yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà, Yêu cầu trả lại nhà, Đơn phương chấm dứt hoặc thanh lý hợp đồng thuê nhà.
-
Vi bằng ghi nhận việc giao thông báo, đơn đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền.
Các sự kiện liên quan đến công trình xây dựng tại Đắk Lắk nên lập vi bằng:
-
Ghi nhận hiện trạngcông trình liền kề trước khi thi công xây dựng.
-
Ghi nhận hiện trạng tiến độ thi công công trình xây dựng.
-
Ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng lấn chiếm.
-
Vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng bị sụt lún, rạn nứt, đổ vỡ,… do việc thi công xây dựng công trình liền kề để làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình:
-
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn.
-
Ghi nhận thỏa thuận tài sảnchung vợ chồng trong và sau khi ly hôn.
-
Ghi nhận thỏa thuận về nuôi con chung, cấp dưỡng.
Vi bằng xác nhận các hành vi đã xảy ra trong quá khứ tại Đắk Lắk:
-
Vi bằng xác nhận các bên đã giao nhận tiền, bàn giao tài sản trong quá khứ.
-
Xác nhận việc đứng tên hộ trên giấy tờ, văn bản.
-
Xác nhận các giao dịch đã được thực hiện trong quá khứ như: mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, tặng cho,…
Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi trái pháp luật trên truyền thông, truyền hình, mạng xã hội, internet:
-
Ghi nhận các đơn vị báo chí, truyền thông, truyền hình đưa tin, hình ảnh không đúng sự thật.
-
Vi bằng ghi nhận hành vi trên mạng internet: Nói xấu, xúc phạm, vu khống….
-
Lập vi bằng ghi nhận hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trên internet.
-
Ghi nhận nội dung tin nhắn trên điện thoại, zalo, facebook, mạng xã hội khác.
3.2. Quy trình lập vi bằng:
Quy trình lập vi bằng tại các Văn phòng Thừa phát lại ở Đắk Lắk được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cho vi bằng. Dưới đây là các bước chi tiết:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu
Khách hàng liên hệ:
-
Đến trực tiếp Văn phòng Thừa phát lại để trình bày nội dung cần lập vi bằng.
-
Liên hệ qua điện thoại, email hoặc nền tảng trực tuyến (nếu có).
Thừa phát lại tư vấn:
-
Giải thích rõ ràng về giá trị pháp lý của vi bằng.
-
Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
Bước 2. Ký kết hợp đồng dịch vụ
-
Thỏa thuận nội dung cần xác định rõ mục đích lập vi bằng, phạm vi công việc và địa điểm thực hiện.
-
Thống nhất chi phí dịch vụ, bao gồm chi phí lập vi bằng, phí di chuyển (nếu có), và các khoản khác.
-
Ký kết hợp đồng giữa khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại để đảm bảo minh bạch.
Bước 3. Chuẩn bị lập vi bằng
Kiểm tra thông tin: Thừa phát lại kiểm tra tính pháp lý và sự phù hợp của sự việc cần lập vi bằng.
Lên kế hoạch:
-
Đặt lịch và cử người thực hiện (Thừa phát lại và các trợ lý).
-
Chuẩn bị thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc tài liệu cần thiết để làm chứng cứ.
Bước 4. Tiến hành lập vi bằng
Tại hiện trường (nếu cần):
-
Thừa phát lại đến địa điểm sự kiện/hành vi để trực tiếp chứng kiến và ghi nhận sự việc.
-
Sử dụng hình ảnh, video và các tài liệu chứng cứ kèm theo để đảm bảo tính khách quan.
Tại văn phòng: Với những sự kiện đơn giản (như giao dịch tài sản), vi bằng có thể được lập ngay tại Văn phòng Thừa phát lại.
Lập vi bằng: Nội dung vi bằng được lập trung thực, khách quan, mô tả chính xác sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Bước 5. Xác nhận và hoàn thiện vi bằng
-
Vi bằng được ký bởi Thừa phát lại, kèm con dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
-
Thừa phát lại giải thích nội dung và đảm bảo khách hàng hiểu rõ giá trị pháp lý của vi bằng.
Bước 6. Lưu trữ và cung cấp bản sao
-
Khách hàng nhận bản chính hoặc bản sao vi bằng (theo thỏa thuận).
-
Một bản vi bằng được lưu giữ tại Văn phòng để đối chiếu khi cần thiết.
Bước 7. Sử dụng vi bằng
Khách hàng sử dụng vi bằng làm chứng cứ: Vi bằng có thể được sử dụng tại tòa án, cơ quan nhà nước hoặc trong các giao dịch dân sự để bảo vệ quyền lợi pháp lý.
Lưu ý quan trọng:
-
Vi bằng không thay thế công chứng, chứng thực mà chỉ ghi nhận sự kiện, hành vi để làm chứng cứ.
-
Vi bằng phải được lập đúng quy trình và bởi Thừa phát lại được cấp phép hành nghề.
-
Khách hàng nên tham khảo ý kiến của Thừa phát lại về tính phù hợp và giá trị pháp lý của vi bằng trong từng trường hợp cụ thể.
3.3. Giá trị pháp lý của vi bằng:
Vi bằng không thay thế công chứng, chứng thực nhưng có giá trị chứng cứ để:
-
Làm bằng chứng trong các giao dịch dân sự hoặc giải quyết tranh chấp tại tòa án.
-
Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
3.4. Chi phí lập vi bằng:
Hiện nay phí dịch vụ lập vi bằng tại Đắk Lắk phụ thuộc vào từng trường hợp lập vi bằng và quy định của mỗi văn phòng thừa phát lại. Đối với các vi bằng đơn giản, ngắn gọn và được lập trực tiếp tại Văn phòng thừa phát lại thì giá lập vi bằng sẽ khoảng trên dưới 3.000.000 đồng.
Đối với các vi bằng phức tạp, phạm vi, khối lượng công việc lớn như: Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản; Kiểm kê số lượng, khối lượng tài sản, hàng hóa; Ghi nhận nội dung ghi âm, ghi hình với dung lượng lớn, thời gian dài,… thì phí lập vi bằng tại Đắk Lắk có thể cao hơn khá nhiều.
Ngoài ra nếu bạn cần thừa phát lại lập vi bằng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu thì cũng sẽ phải thanh toán thêm các khoản chi phí đi lại, làm việc thêm.
THAM KHẢO THÊM: