Hiện nay, việc công chứng các thủ tục pháp lý không còn xa lạ với người dân Kon Tum. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, liên hệ, đơn vị công chứng uy tín, chuyên nghiệp tại Kon Tum Sau đây là bài viết về danh sách văn phòng công chứng tại Kon Tum, mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Mục lục bài viết
1. Danh sách văn phòng Công chứng tại Kon Tum:
STT | Tên văn phòng | Địa chỉ | Thông tin khác |
1 | Phòng Công chứng số 1 tỉnh Kon Tum | Số 65 (Số cũ 15) Ngô Quyền, phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Kon Tum | Mã số thuế: 6100109322 |
2 | Phòng Công chứng số 2 tỉnh Kon Tum | Số 68A Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, Thành phố Kon Tum, Kon Tum | Mã số thuế: 6101163386 |
3 | Văn phòng Công chứng Phan Thị Nga | 161 Lê Hồng Phong, Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, Kon Tum | Mã số thuế: 6101280121 |
4 | Văn phòng Công chứng Nguyễn Thiên Nhẫn | 227 Phan Chu Trinh, Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, Kon Tum | Mã số thuế: 6101208816 |
5 | Văn phòng Công chứng Vũ Đăng Đoán | 56 Hùng Vương, Thị trấn Đắk Hà, Huyện Đák Hà, Kon Tum | Mã số thuế: 6101168377 |
6 | Văn phòng Công chứng Việt Hoàng | 169 Trần Phú, Thị trấn Plei Cần, Huyện Ngọc Hồi, Kon Tum | Mã số thuế: 6101021021 |
2. Quy trình làm việc của các văn phòng công chứng ở Kon Tum:
Bước 1: Khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và nộp cho văn phòng công chứng:
Đầu tiên, khách hàng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn ra một văn phòng công chứng uy tín để làm hợp đồng dịch vụ công chứng với văn phòng đó. Khi đã ký kết hợp đồng dịch vụ xong, hai bên sẽ bắt đầu trao đổi và làm việc với nhau. Khi khách hàng đến văn phòng công chứng cần tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản photo và bản gốc để đối chiếu) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ. Công chứng viên của văn phòng công chứng sẽ xác minh và kiểm tra toàn bộ hồ sơ của bạn. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, các bên sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục sau đó. Còn trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, công chứng viên sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và bổ sung giấy tờ còn thiếu. Sau khi đầy đủ giấy tờ thì công chứng viên sẽ photo lại những giấy tờ bạn vừa cung cấp và trả lại giấy tờ bản gốc cho khách hàng.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành soạn thảo và ký kết văn bản công chứng:
Sau khi thu thập đầy đủ giấy tờ và lập hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo văn bản công chứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và pháp luật. Sau khi công chứng viên soạn thảo văn bản xong sẽ gửi cho khách hàng và các bên liên quan trong văn bản đọc lại xem các thông tin trong văn bản xem nội dung có đúng với yêu cầu hay không. Nếu có chỗ cần chỉnh sửa và bổ sung thì công chứng viên sẽ sửa lại đến khi khách hàng đồng ý với văn bản đó. Khi đã đi đến thống nhất, công chứng viên sẽ hẹn khách hàng và những bên có liên quan đến văn phòng công chứng để ký kết văn bản. Khách hàng lưu ý rằng, trước khi tham gia ký kết cần nhớ mang theo toàn bộ giấy tờ bản gốc để đối chiếu lại hồ sơ một lần cuối. Công chứng viên sẽ đọc và giải thích lại các chi tiết trong hợp đồng cho khách hàng nếu không có sai sót vướng mắc thì các bên sẽ ký vào từng trang hợp đồng trừ trang lời chứng (trang này sẽ do công chứng viên ký).
Bước 3: Đóng dấu, trả kết quả và lưu trữ hồ sơ, hợp đồng:
Sau khi khách hàng ký xong thì văn bản sẽ được chuyển xuống bộ phận hành chính của Văn phòng công chứng để đóng dấu, lấy số công chứng và thanh toán tiền phí công chứng của dịch vụ đó. Sau khi hoàn tất thủ tục thì công chứng viên sẽ trả văn bản công chứng cho khách hàng và bàn giao toàn bộ hồ sơ cho phòng lưu trữ để lưu trữ lại.
3. Những điều cần biết về công chứng ở Kon Tum:
3.1. Thời gian làm việc của các văn phòng công chứng ở Kon Tum:
Thông thường, các văn phòng công chứng Kon Tum làm việc theo chế độ cơ quan hành chính Nhà nước. Thời gian làm việc cụ thể như sau: Từ thứ hai đến thứ sáu: sáng làm từ 8h đến 12h, chiều làm từ 13h30 đến 17h30. Riêng thứ bảy sẽ làm sáng từ 8h đến 12h. Tuy nhiên trong một số trường hợp quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên có thể công chứng ngoài trụ sở để giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng. Để đảm bảo thời gian và việc công chứng diễn ra thuận lợi, khách hàng nên gọi điện để được tư vấn về hồ sơ giấy tờ, phí công chứng và các dịch vụ vụ khác về công chứng. Ngoài ra văn phòng công chứng cũng sẽ sắp xếp lịch trình phù hợp nhất theo yêu cầu của khách hàng.
3.2. Phí công chứng tại văn phòng công chứng Kon Tum:
Các văn phòng công chứng ở Kon Tum bao gồm Văn phòng công chứng Phan Thị Nga, Phòng công chứng số 1, Văn phòng công chứng Nguyễn Thiên Nhẫn, Phòng công chứng số 2, Văn phòng công chứng Vũ Đăng Đoán, Văn phòng công chứng Việt Hoàng đều do Sở Tư Pháp quản lý, làm việc và thu phí theo quy định của Luật Công Chứng năm 2014 cùng các văn bản pháp luật kèm theo. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và khoảng cách địa lý, mỗi văn phòng sẽ có những mức thu riêng về chi phí đi lại, tuy nhiên vẫn sẽ tuân theo quy định pháp luật về phí công chứng các văn bản, giấy tờ theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định về mức thu phí, lệ phí công chứng:
– Phí công chứng hợp đồng, giao dịch theo giá trị
– Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị
– Phí nhận lưu giữ di chúc
– Phí cấp bản sao văn bản công chứng
– Phí công chứng bản dịch
3.3. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Đặc biệt, công chứng viên phải là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng và phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Vậy nên, các văn bản được công chứng bởi những công chứng viên có tính chuẩn xác và giá trị pháp lý tương đối cao.
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng. Theo quy định của Điều 5 Luật Công chứng thì các văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:
Thứ nhất, văn bản công chứng sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Thứ hai, các hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Thứ ba, các hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Thứ tư, bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
3.4. Một số loại hợp đồng, giao dịch cần công chứng:
– Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
– Hợp đồng tặng cho, thế chấp, cho vay, ủy quyền, ủy thác, thanh toán, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
– Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng động sản;
–
– Hợp đồng kinh tế;
– Hợp đồng vay tài sản;
– Di chúc;
– Bản dịch các giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, các hợp đồng, giao dịch khác có giá trị pháp lý mà các bên tham gia có nhu cầu công chứng thì có thể thực hiện việc công chứng.
THAM KHẢO THÊM: