Quận Bình Tân được thành lập năm 2003 theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP trên cơ sở tách diện tích, dân số của thị trấn An Lạc và 3 xã Bình Hung Hòa, Bình Trị Đông và Tân Tạo vốn thuộc huyện Bình Chánh trước đây. Sau khi thành lập, quận có diện tích 5.188,67 ha, dân số 254.635 người và 10 phường tất cả. Để tìm hiểu kĩ hơn mời bạn đọc tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc quận Bình Tân (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Bình Tân:
Phường | Diện tích |
An Lạc | 4,59 km² |
An Lạc A | 1,41 km² |
Bình Hưng Hòa | 4,70 km² |
Bình Hưng Hòa A | 4,24 km² |
Bình Hưng Hòa B | 7,52 km² |
Bình Trị Đông | 3,46 km² |
Bình Trị Đông A | 3,95 km² |
Bình Trị Đông B | 4,62 km² |
Tân Tạo | 5,66 km² |
Tân Tạo A | 1,17 km² |
Khu 1 (Khu dân cư phía Nam đại lộ Võ Văn Kiệt): Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Nam đại lộ Võ Văn Kiệt có diện tích là 273 ha. Khu dân cư này hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân tại khu vực phía Tây thành phố và khu hút nhà đầu tư của các tỉnh thành khác vào đây. Hiện tại trong khu vực quy hoạch có nhiều dự án nhà ở nổi tiếng.
Khu 2 (Khu dân cư phía Bắc đại lộ Võ Văn Kiệt):
Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Bắc đại lộ Võ Văn Kiệt có diện tích là 273 ha, được chia thành 6 khu ở với quy mô dân số là 54.000 người và các chức năng cấp độ thị như công viên cây xanh, công trình dịch vụ công cộng.
Khu dân cư phía Bắc đại lộ Võ Văn Kiệt có phía Đông Nam giáp với đại lộ Võ Văn Kiệt, phía Đông Bắc giáp với đường An Dương Vương, phía Tây Bắc giáp với Quốc lộ 1 và đường Kinh Dương Vương.
Khu 3 (Khu dân cư ngã 3 An Lạc):
Khu dân cư Ngã ba An Lạc, thuộc một phần phường Tân Tạo A, phường An Lạc, An Lạc A, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân.
Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Ngã ba An Lạc có diện tích là 292.97 ha, được chia thành 4 khu ở với quy mô dân số là 55.000 người và các chức năng cấp độ thị như công viên cây xanh, công trình dịch vụ công cộng.
Đặc biệt, Khu dân cư này có ngay Ngã ba An Lạc có chung cư cao 30 đến 40 tầng với kí hiệu ô phố 11-55.
Khu dân cư Ngã ba An Lạc phía Tây Bắc giáp với khu công nghiệp Tân Tạo, khu y tế kỹ thuật cao, trạm điện Phú Lâm, KDC phường Bình Trị Đông; phía Tây Nam giáp KDC phường An Lạc, đường Trần Đại Nghĩa,; phía Đông Nam giáp KDC phường An Lạc và đường Kinh Dương Vương; phía Bắc giáp đường Bà Hom Tỉnh lộ 10 và phường Bình Trị Đông.
2. Lịch sử hình thành và phát triển quận Bình Tân:
Lịch sử hình thành
Quy hoạch phát triển
Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6
- Phía tây giáp huyện Bình Chánh
- Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh
- Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn.
Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người, mật độ dân số đạt 15.074 người/km².
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 – 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.
Giao thông quận Bình Tân
a. Đường bộ:
- Đường trên cao số 2 hướng tuyến đoạn qua quận Bình Tân đi theo rạch Bàu Trâu đến đường Ấp Chiến Lược – hương lộ 2 kết nối quốc lộ 1 A. Quy mô dự án hiện nay đang được lập và chi tiết các vị trí điểm kết nối giao thông và được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quốc lộ 1A (đoạn vành đai 2), dự kiến nâng cấp, mở rộng xây dựng thành 12 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp với lộ giới 120m.
- Đường Hồ Ngọc Lãm (Vành đai 2), dự kiến nâng cấp, mở rộng xây dựng thành 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp với lộ giới 60m.
- Đường Vành đai trong, dự kiến nâng Cấp, mở rộng xây dựng thành 08 làm xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp với lộ giới 60m.
- Quốc lộ 1A (đoạn phía Tây), dự kiến nâng cấp, mở rộng xây dụng thành 08 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp với lộ giới 120m.
- Đường Kinh Dương Vương dự kiến nâng cấp, mở rộng xây dựng thành 08 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp với lộ giới 60m.
- Đường nối cao tốc Tân Tạo – Chợ Đệm đã xây dựng 6 làn xe với lộ giới 120m.
- Đường mở mới Tây Bắc dự kiến Xây dựng mới 6 làn xe cơ giới với lộ giới 60m nội thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An.
- Đường Võ Văn Kiệt đã xây dựng với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe tổng hợp, lộ giới 60m.
- Đường Trần Văn Giàu (Bà Hom) dự kiến mở rộng 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m.
b. Đường sắt:
Đường sắt quốc gia:
- Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây thành phố, đi qua thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Tuyến từ ga Dĩ An – Sóng Thần đến ga Tân Kiên, đi qua địa bàn quận Bình Tân theo hành lang song song với Quốc lộ 1A, đường nối cao tốc Tân Tạo – Chợ Đệm, hành lang Tuyến đường sắt thực hiện theo quy định.
- Tuyến đường Sắt Thống Nhất, dự kiến tuyển được cải tạo, nâng cấp. Trong đó xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao (hoặc đi ngầm) Bình Triệu – Hoà Hưng – Tân Kiên, trong đó đoạn đi quạ quận Bình Tân theo hành lang tuyến đường số 7 kết nối vào tuyến đường sắt Quốc gia phía Tây thành phố, hành lang tuyến đường sắt thực hiện theo quy định.
Đường sắt đô thị:
- Tuyện đường sắt đô thị số 3a: Đi trong hành lang đường Kinh Dương Vương, Quốc lộ 1A kết nối vào Depot Tân Kíên.
- Tuyến xe địện số 1 trong hành lang lộ giới đường Lý Chiêu Hoàng kết nối vào Depot bên xe miền Tây hiện hữu.
Hệ thống giao thông đối nội:
a. Đường bộ:
- Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.
- Quy hoạch đường dự phóng quận Bình Tân: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm báo khai thác giao thông hiệu quả.
b. Hệ thống bến bãi:
Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tương Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, quy hoạch bên bãi trên địa bàn quận Bình Tân chiếm 34,9 ha.
3. Đặc điểm địa lý và môi trường quận Bình Tân:
Thế mạnh về vị trí địa lý: Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. Ngoài ra, tại đây còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời, bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính vì thế, từ vị trí của Bình Tân, cư dân Akari City Bình Tân có thể di chuyển dễ dàng vào các quận trung tâm thành phố cũng như đến các tỉnh khác.
THAM KHẢO THÊM: