Một trong những hành vi đáng lên án là đánh đập phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Bởi phụ nữ là những người chân yếu tay mềm, họ xứng đáng được yêu thương và bảo vệ. Như vậy, trường hợp ánh phụ nữ sẩy thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đánh phụ nữ sẩy thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 2 2. Có khởi tố vụ án đánh phụ nữ có thai dẫn đến sảy thai khi không có yêu cầu của bị hại không?
- 3 3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi đánh phụ nữ có thai dẫn đến sảy thai
- 4 4. Người đang thi hành công vụ làm chết người nhưng không biết nạn nhân đang mang thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 5 5. Mức phạt khác đối với hành vi đánh phụ nữ mang thai:
1. Đánh phụ nữ sẩy thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Chào Luật sư! Tôi năm nay 28 tuổi đang mang thai nay là gần 3 tháng. Hôm vừa rồi, vì có mâu thuẫn về đất đai với hàng xóm. Chị P đã đánh đập tôi, khiếu tôi bị sẩy thai. Gia đình tôi có đưa tôi đến bệnh viện mà tỉ lệ thương tật được xác định là 15%. Vậy, tôi muốn biết hành vi trên của hàng xóm tôi như vậy có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Trước hết Luật sư chúng tôi xin đồng cảm với nỗi đau của bạn. Chúng tôi xin giải đáp về thắc mắc của bạn như sau:
Trường hợp của bạn mang thai trên 3 tháng và có tỉ lệ thương tật 15%. Đối với trường hợp này thì người đánh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Cụ thể căn cứ khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
– Người nào thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Khi thực hiện hành vi thì dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
– Hoặc dùng a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm khi thực hiện phạm tội.
– Thực hiện hành vi đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Người nào thực hiện hành vi đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
– Khi thực hiện hành vi có tổ chức;
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình;
– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, hoặc đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà thực hiện hành vi vi phạm.
– Người nào thuê người khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
– Thực hiện hành vi có tính chất côn đồ;
– Thực hiện hành vi đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Từ những quy định trên, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, theo đó, người đánh bạn trong khi bạn đang có thai ba tháng đầu dẫn đến sảy thai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe thì mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Có khởi tố vụ án đánh phụ nữ có thai dẫn đến sảy thai khi không có yêu cầu của bị hại không?
Chào Luật sư! Chị gái tôi bị người quen đánh dẫn đến bị sảy thai hơn 8 tuần tuổi. Vì người đánh đập chị tôi cũng là anh em trong gia đình nên chị không muốn nộp đơn yêu cầu mà chỉ muốn pháp luật lên tiếng khởi tố vụ án thay mình. Như vậy, Nếu chị tôi không nộp đơn thì cơ quan điều tra có khởi tố vụ án hình sự không? Rất mong được Luật sư tư vấn giúp chị tôi!
Chào bạn! Chúng tôi giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Hiện nay, theo quy định tại của Luật hình sự quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, đối với trường hợp của chị gái bạn thuộc trường hợp được quy định tại điều 134 của Bộ luật Hình sự 2015. Do vậy, đối với trường hợp này thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Cho nên, bạn có thể hướng dẫn chị gái về trình tự, thủ tục để tố giác về hành vi vi phạm của người đã làm sảy thai cho chị bạn.
3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi đánh phụ nữ có thai dẫn đến sảy thai
– Theo quy định của Pháp luật Hình sự về các tình tiết tăng nặng thì chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên
– Như vậy, theo quy định trên thì người có hành vi cố ý gây thương tích với phụ nữ mang thai mặc dù biết người này đang có thai những vẫn ra tay đánh đập làm người đó bị sảy thai thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
– Nếu tỉ lệ tổn thương cơ thể trên 11%, ngoài xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định thì người có hành vi phạm tội còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng khi vụ việc được đưa ra khởi tố đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đối với phụ nữ đang mang thai thì bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào hậu quả của hành vi phạm tội.
– Đối với trường hợp người cố ý gây thương tích với phụ nữ có thai mà tỉ lệ tổn thương cơ thể hành vi gây ra dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với hình phạt áp dụng là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Người đang thi hành công vụ làm chết người nhưng không biết nạn nhân đang mang thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại Điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi làm chết người khi thi hành công vụ như sau:
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.
– Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người thi hành công vụ làm chết 02 người trở lên;
+ Đối với người dưới 16 tuổi hoặc phụ nữ mà biết là có thai.
-Người phạm tội còn có thể bị cấm 01 năm đến 05 năm về việc đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Từ những quy định trên, có thể hiểu việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người phụ nữ mang thai trong khi thi hành công vụ phải đáp ứng 2 yếu tố như:
+ Thứ 1: Nạn nhân phải là phụ nữ đang mang thai
+ Thứ 2: Người thi hành công vụ biết được nạn nhân đang mang thai.
5. Mức phạt khác đối với hành vi đánh phụ nữ mang thai:
Ngoài những chia sẽ về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đánh phụ nữ sảy thai thì Luật Dương Gia chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về mức phạt khác đối với việc đánh phụ nữ mang thai những chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nữ hiện nay:
Theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về hành vi đánh phụ nữ có thai nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
+ Có hành vi khiêu khích, xúc phạm, lăng mạ, trêu ghẹo, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc tổ chức, thuê, dụ dỗ, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Như vậy theo quy định trên thì trường hợp đánh đập phụ nữ mang thai nhưng chưa tới mức chịu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.