Đánh nhau rút dao tự vệ đâm chết người xử phạt như thế nào? Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có người thân khi 2 người xô xác đã rút dao ra tự vệ nhưng vô tình đâm chết đối phương nhưng đã đi đầu thú ngay sau đó, vậy mức án có thể là bao nhiêu năm ? Có nên thuê luật sư và thuê vao thời điểm nào ? Em cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi bổ sung 2009) về phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Luật sư tư vấn pháp luật vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:1900.6568
Do không rõ tình huống cụ thể của người có hành vi phạm tội ra sao nên khó có thể xác định được trong trường hợp này có phải là phòng vệ chính đáng hay không, nếu mục đích tự vệ và hành vi chống trả là cần thiết phù hợp với cường độ tấn công thì có thể coi là phòng vệ chính đáng, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Tuy nhiên, nếu là vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hay mục đích không phải là phòng vệ thì có thể xác định là tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009) hoặc tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009):
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
… “.
“Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”
Về mức án có thể căn cứ vào hành vi cụ thể mà người này thực hiện mà có thể xác định được mức án cụ thể là bao nhiêu. Đồng thời còn xét tới các tình tiết có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009):
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
…”
Ngoài ra, nếu muốn thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi thì tốt nhất nên có yêu cầu ngay từ khi người này bị tạm giam vì khi đó sẽ có thể chuẩn bị một cách sớm nhất việc thu thập tài liệu chứng cứ để bào chữa, và luật sư sẽ được tham gia vào trực tiếp vào việc bảo vệ quyền lợi của người phạm tội ngay sau khi cơ quan điều tra có quyết định khởi tố vụ án và người phạm tội có tư cách bị can thì sẽ có quyền tự mình bào chữa hoăc mời luật sư bào chữa (Điều 49 Bộ luật tó tụng hình sự 2003).
Mục lục bài viết
1. Bố vợ và con rể xô xát đánh nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 12 tháng 6 vừa qua, gia đình tôi có tổ chức họp gia đình. Sau khi tổ chức ăn uống xong, thì giữa bố vợ tôi và chú rể có xảy ra cự cãi. Xuất phát từ mâu thuẫn trước đó, cùng với việc do xích mích do tranh luận về một vấn đề mới nên khi cãi vã thì chú rể đã cầm phích ném vào bố vợ tôi, nhưng bố vợ tôi tránh được. Sau đó, bố vợ tôi lấy được con dao ở dưới ngăn bàn (dao gọt hoa quả) nên đã tiến tới đâm trúng bụng ông chú rể, gia đình tôi đã cho chú đi bệnh viện và đang điều trị, hiện tại vẫn chưa rõ tỷ lệ thương tật là bao nhiêu %. Cho tôi hỏi, bố tôi có phạm tội hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo như những gì bạn đã trình bày, thì bố vợ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong hai Điều luật sau (tùy thuộc vào tình tiết cũng như điều tra trên thực tế):
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm :
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Như vậy, căn cứ vào việc điều tra các tình tiết trên thực tế cũng như kết quả giám định thương tật, cơ quan tư pháp sẽ tiến hành việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, và khởi tố theo điều luật nào, theo điểm, khoản nào.
2. Xử lý hành vi lôi kéo người khác đánh nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có đặt 1 chiếc áo sơ mi trên facebook của bạn A, khi đến ngày hẹn lấy đồ thì bạn A nói hàng về trễ, bảo là thứ 3 hàng về, đến thứ 3 tôi bận học nguyên ngày không ra lấy đồ được, sau đó, kêu tôi đi lấy đồ, do tôi không có xe để đi nên tôi đã xin lỗi và không lấy đồ nữa. Ngày hôm sau bạn đó nhắn tin nói tục chửi thề, mắng miếc tôi xối xả, kêu tôi bằng con đĩ, còn đăng hình tôi lên tường facebook nhục mạ danh dự với bạn bè của A và tổ chức lôi kéo rũ rê bạn bè đánh tôi gồm có: B (sinh viên G), C, D, A và 1 bạn không biết tên, họ dùng 1 ly thủy tinh và 3 chiếc nón bảo hiểm đánh vào đầu tôi, gây chảy máu trên đầu, tét móng tay, quần áo thì bị rách,…Xin hỏi luật sư hành vi này khép vào tội gì, có thể xử lý hình sự hay không, đặc biệt bạn sinh viên trường G có bị xử lý không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 “
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Theo thông tin bạn cung cấp, A cùng đồng bọn có hành vi đánh đập bạn bằng ly thủy tinh, mũ bảo hiểm,… đây được xác định là hành vi cố ý gây thương tích, nếu mức độ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a) đến điểm k) Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì A và những người khác có hành vi đánh đập bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tôi cố ý gây thương tích theo Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” .
Nếu hành vi đánh bạn như trên không cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 5
Ngoài ra, đối với việc đánh bạn gây tổn hại cho sức khỏe của bạn thì nhóm người trên còn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự cho bạn theo quy định “Bộ luật dân sự 2015”.
A có hành vi nói tục chửi thề, mắng nhiếc bạn xối xả, kêu bạn là con đĩ,… thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an, đây là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Trước tiên, A sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Nếu A (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, A có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội làm nhục người khác như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
3. Tổ chức đánh nhau gây thương tích 41% xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Em của em có tham gia đánh nhau, bị hại giám định thương tật là 41%. Có kết luận là tham gia bàn bạc đánh nhau. Vậy thưa luật sư, em của em có thể bị tù bao nhiêu năm?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1,3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau :
” 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…
3.Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt từ năm năm đến mười lăm năm.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có tham gia đánh nhau, người bị hại đã tiến hành giám định thương tật với tỷ lệ là 41% và có kết luận bạn có tham gia bàn bạc đánh nhau.Trường hợp này hành vi của bạn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp có tổ chức đó có tham gia bàn bạc đánh nhau theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” . Như vậy căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 199 hành vi của bạn sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
4. Đánh nhau gây thương tích 30% bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sự: Người ta thiếu tiền anh tôi nhưng không chịu trả, nói chuyện ngang ngược và hẹn anh tôi ra để giải quyết. Khi đánh nhau thì anh tôi thắng và người ta thua. Người ta đưa đơn kiện anh tôi (30% thương tích). Vụ việc này phải xử lí như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi từ các luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Các yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thường tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác:
– Hành vi khách quan: hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn tại sức khỏe của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, xâm hại đến sức khỏe của người khác, thể hiện thông qua các hành vi khách quan như: đấm, đá, tát, dùng gậy hoặc các công cụ khác để đánh, đập hoặc chém vào người bị hại.
– Hậu quả: Hậu quả thể hiện ở tỷ lệ thương tật của nạn nhân
– Chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015”, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi
– Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, mong muốn gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.
– Khách thể: Tội phạm xâm hại đến sức khỏe của người khác.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, anh trai bạn có hành vi đánh nhau với người khác, gây thương tích cho người khác, tỷ lệ thương tật từ 30%; nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên thì anh trai có thể sẽ bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích hoặc hủy hoại sức khỏe của người khác, nếu không có các hành vi quy định từ Điểm a) đến Điểm k) Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; nếu tỷ lệ thương tật là 30% và có một trong các hành vi quy định từ Điểm a) đến Điểm k) Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trong quá trình điều tra, xác minh cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân vụ đánh nhau giữa anh bạn và người vay tiền. Từ đó sẽ quyết định khung hình phạt cho anh của bạn.
5. Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Hai bên chúng tôi có xảy ra xô sát hai bên đều bị thương..nên hai bên không bên nào làm đơn cả..nhưng vấn đề là công an có gọi nhiều lần để hai bên gặp nhau để giải quyết nhưng giờ mô hình công việc và người ở nơi khác nên dù vụ việc được 3 tháng vẫn chưa xong..nên cho tôi hỏi nếu hai bên ko lên công an để giải quyết vụ việc cho xong.. thì bên công an có quyền và biện pháp gì với hai bên khi hai bên không làm đơn.. Tôi xin trân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Luật sư
Trường hợp của bạn, hai người xảy ra xô xát, nếu người kia bị thương có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người kia có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Ngược lại, nếu bạn bị thương tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên bạn có quyền yêu cầu làm đơn khởi tố vụ án hình sự tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Tuy nhiên, theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, nếu người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì người này chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Như bạn nêu, là hai người đều không gửi đơn thì cơ quan công an sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hai bạn về tội Cố ý gây thương tích tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Tuy nhiên nếu chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sựhai bạn có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về trật tự công cộng theo điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“2) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”