Hành vi đánh nhau là hành vi bị nghiêm cấm và được xếp vào hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Vậy đánh nhau bị xử phạt bao nhiêu tiền, có bị phạt tù không?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt hành chính hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng:
Trong cuộc sông thường nhật, đánh nhau được biết đến là hành vi gây nên thương tích cho một hoặc nhiều cá nhân khác, hành vi này cố ý xâm phạm trực tiếp đến thân thể, gây tổn hại sức khỏe của người khác. Hiện nay, hành vi đánh nhau ( hay còn gọi là cố ý gây thương tích) bị pháp luật nghiêm cấm vì xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người, cũng như gây nguy hiểm cho xã hội.
Bất kỳ cá nhân nào có hành vi vi phạm này có thể bị áp dụng mức xử phạt được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
– Mức xử phạt áp dụng với cá nhân tham gia vào tổ chức, tụ tập nhiều người ở nơi công cộng với mục đích là gây rối trật tự công cộng thì áp dụng mức phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi này;
– Trong quá trình xác minh và điều tra nếu nhận thấy hành vi tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; đồng thời xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng mức phạt trừ 2 triệu đến 3 triệu đồng;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 3 triệu đến 5 triệu đồng khi cá nhân có hành vi vi phạm được nêu dưới đây:
+ Cá nhân này đứng ra tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác thực hiện hành vi gây rối làm mất trật tự công cộng;
+ Cá nhân khi đi thực hiện hành vi vi phạm mang theo trong người hoặc tàng trữ các dấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ phương tiện khác mà những công cụ này được đánh giá có khả năng sát thương rất lớn; Ngoài ra, những đồ vật, phương tiện giao thông nhằm hỗ trợ mục đích gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác cũng được sử dụng trong trường hợp này;
2. Đánh nhau gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi đánh nhau ban đầu được xác định là hành vi gây rối trật tự làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội. Ttùy vào tính chất, mức độ của các vụ xô xát đánh nhau diễn ra mà cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi vi đánh nhau, cá nhân có thể đối diện tội danh đó là Tội cố ý thương tích (Điều 134
– Nếu có đủ căn cứ mà cá nhân có hành vi đánh nhau gây thương tích tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc mức bị tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng xuất hiện các tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì hoàn toàn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cối gây thương tích gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Theo đó, mức phạt tối đa với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Trong quá trình điều tra truy tố và xét xử thì cần xem xét thêm các yếu tố như có chuẩn bị thêm vũ khí hay vật liệu nổ nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hay không; việc xác minh hành vi đánh nhau có có phải do một nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Với những yếu tố nêu trên thì cá nhân có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc và tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đối với trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11%, đồng thời cũng không thuộc trong các trường hợp được quy định tại Điều 134 thì người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu tại Mục 1 bài viết.
– Qua quá trình điều tra, hành vi đi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu nhận thấy có đầy đủ yếu tố liên quan đến tội gây rối trật tự thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với tội gây rối trật tự công cộng với mức phạt tù tối đa là 7 năm.
3. Người lao động đánh nhau tại công ty có bị kỷ luật không?
Như đã biết, hành vi đánh nhau cố gây thương tích người khác là một trong các loại tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm dân sự của con người. Tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi của người này mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự. Đặc biệt đối với cá nhân đang làm việc trong doanh nghiệp, công ty mà có hành vi đánh nhau để hoàn toàn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sa thải được điều chỉnh bởi
– Trên thực tế, doanh nghiệp phát hiện ra người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc hoặc có hành vi cối gây thương tích sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Đồng thời, những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động bị cá nhân này tiết lộ cho cá nhân tổ chức khác hoặc người này có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản lợi ích của người sử dụng lao động; Ngoài ra, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng là một trong những dẫn đến cá nhân bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải;
– Một số trường hợp bị xử lý kỷ luật sẽ kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách thức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật;
– Liên quan đến việc tuân thủ thời gian lao động của người lao động mà trong thời gian ký kết hợp đồng lao động hợp pháp với người sử dụng lao động mà người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn tính trong thời hạn 30 ngày hoặc nếu cộng dồn trong thời hạn 365 ngày thì số ngày nghỉ là 20 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không đưa ra được Lý do chính đáng cho người sử dụng lao động.
Đáng lưu ý: lý do chính đáng được hiểu đó là khi cá nhân này gặp thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm có xác nhận cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thẩm quyền và một số trường hợp khác được quy định trong đội quy lao động mà mỗi doanh nghiệp công ty sẽ đề ra.
4. Người chưa đủ 18 tuổi đánh nhau thì có bị xử lý hình sự?
Một cá nhân để bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến độ tuổi, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi người này gây ra; và cũng phải xem xét các yếu tố liên quan đến nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Liên quan đến vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã được ghi nhận tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định cụ thể:
– Theo đó người từ đủ 16 tuổi trở lên là cá nhân hoàn toàn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm trừ trường hợp những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác;
– Đối với không độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều….
Theo quy định nêu trên cá nhân nếu có hành vi thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự mà dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự với những độ tuổi khác nhau: Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu mọi trách nhiệm hình sự về những tội phạm mà người này đã gây ra về tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự.
Để xác định được tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm nhân đặc biệt nghiêm trọng thì bạn đọc cần theo dõi tại Điều 9 Bộ luật hình sự, cụ thể:
+ Tội phạm rất nghiêm trọng được coi là loại tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà khi áp dụng khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định thì tội này được áp dụng với khung từ 7 năm tù đến 15 năm tù;
+ Hành vi được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nếu có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn và mức cao nhất của khung hình phạt được quy định với tội này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Những cá nhân này có thể bị xử lý hành chính được điều chỉnh tại
+ Những học sinh này có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu đảm bảo độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi. Hành vi cá nhân này phạm tội được xác định là rất nghiêm trọng do lỗi cố ý theo bộ luật Hình sự 2015;
+ Cá nhân từ đủ 12 tuổi đến thứ 14 tuổi sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng nếu có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015.
Không chỉ áp dụng với quy định trên trong trường hợp người trên 14 tuổi phạm tội gây thiệt hại mà phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cá nhân bị xâm phạm quyền lợi tùy thuộc vào độ tuổi nhất định: Trường hợp cá nhân này dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại; khi xem xét nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì phải lấy nguồn tài sản này lại bồi thường vẫn còn thiếu;
Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà địa điểm dẫn đến tình trạng này trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Bộ luật Lao động 2019;
–
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.