Pháp luật hiện hành nghiêm cấm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, theo đó người nào có hành vi gây thương tích người khác sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Vậy đánh người gây thương tích rồi bỏ trốn xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đánh người gây thương tích thì vi phạm quyền gì?
Kể từ thời điểm pháp luật được đưa vào sử dụng thì các văn bản pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Tại Việt Nam, Hiến pháp được ghi nhận là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Bất kỳ cá nhân tổ chức nào nếu có hành vi vi phạm Hiến pháp đều sẽ bị xử lý.
Liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích thì trong khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 cũng đã có quy định nhằm bảo vệ quyền của công dân như sau: Mọi người đều bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng hình thức tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác để xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Với quy định trên thì một người hay nhiều người thực hiện hành vi đánh người gây thương tích là đang vi phạm pháp luật; hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe được quy định tại Hiến pháp 2013 nêu trên. Với hành vi trái pháp luật gây ra thì người này phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi thực hiện. Hiện nay, hành vi đánh người gây thương tích có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra.
2. Đánh người gây thương tích rồi bỏ trốn xử lý thế nào?
2.1. Đánh người gây thương tích xử lý như thế nào?
– Xử phạt hành chính:
Tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi mà cá nhân gây thương tích người khác thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt khác nhau.
+ Đối với hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nhưng không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi này (quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/ 2021/NĐ-CP);
+ Khi thực hiện hành vi cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng ( quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Với sự phân định rõ ràng về mức xử phạt đối với lỗi cố ý và vô ý cá nhân có thể bị áp dụng một trong hai mức xử phạt nêu trên tùy thuộc vào động cơ mục đích nguyên nhân ban đầu thực hiện hành vi đánh người gây thương tích.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Tội cố ý thương tích được xác định là hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khi thực hiện hành vi này với mục đó là cố ý. Khi thực hiện hành vi này chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự để thực hiện việc xâm phạm đến thân thể, sức khỏe người khác;
+ Xét đến hành vi khách quan của tội cố gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe người khác đó là hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, hành động trái với quy định của hiến pháp và luật hình sự.
+ Khi thực hiện hành vi này cá nhân có nhận thức và điều kiện được hành vi và mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; để hỗ trợ thực hiện được hành vi này những công cụ phương tiện cũng có thể đưa vào quá trình sử dụng thậm chí những phương tiện này có tính nguy hiểm cao, mang tính sát thương nghiêm trọng như súng, dao găm, chất nổ…
Đây cũng là một trong những cơ sở để phân biệt giữa người phạm tội chỉ có mục đích là gây thương tích hay là mong muốn giết người. Quay trở lại hành vi đánh người gây thương tích thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe cho người khác nếu tính chất mức độ được quy định tại Điều này;
Theo đó, cá nhân có hành vi cố ý gây thương tích có thể bị áp dụng một trong năm khung hình phạt như có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù được 6 tháng 3 năm và mức tù cao nhất lên tới 20 năm tù, thậm chí là chung thân.
2.2. Hướng giải quyết khi cá nhân đánh người có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng bỏ trốn:
Một cá nhân khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác theo tâm lý hoàn toàn có khả năng sẽ nghĩ cách bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn này có thể diễn ra ở các giai đoạn tố tụng bao gồm giai đoạn điều tra, truy tố hay là giai đoạn xét xử. Hành vi bỏ trốn khi thực hiện ở mỗi giai đoạn thì sẽ có hướng xử lý khác nhau cụ thể được nêu dưới đây:
– Thứ nhất: Bị can bỏ trốn trong giai đoạn điều tra
Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận thông tin hồ sơ của người bị hại có quyền ra quyết định tạm đình chỉ điều tra trong các trường hợp như chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ vị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án.
Đối với trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu cơ quan điều tra có trách nhiệm ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra. Cũng với các nội dung nêu trên được Quy định tại khoản 1 điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong trường hợp nếu không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra vụ án thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra vụ án này
-Thứ hai: Bị can bỏ trốn trong giai đoạn bị truy tố
Theo ghi nhận tại Điểm b Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định rõ xác định được dấu hiệu bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu mà thời hạn để quyết định truy tố đã hết thì Viện kiểm sát nhanh chóng yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án việc truy nã bị can sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này.
Như vậy khi bị can bỏ trốn liên quan đến hành vi đánh người gây thương tích mà Cơ quan tố tụng không biết bị can ở đâu thì phải tiến hành truy nã và tạm đình chỉ.
Giai đoạn truy tố bị can chỉ có thể được diễn ra khi bị can bị bắt và đầu thú trước khi Viện kiểm sát ban hành cáo trạng. Đồng thời, theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định rõ về việc nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn Tố tụng nếu bị can bỏ trốn. Đương nhiên việc nhập, tách vụ án trong giai đoạn tố tụng phải không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan toàn diện và đã có quyết định tạo nên chị vụ án đối với bị can.
– Thứ ba: Bị can bỏ trốn trong giai đoạn xét xử:
Đến thời hạn để chuẩn bị xét xử mà bị cáo đã bỏ trốn thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Gặp phải tình trạng này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Quá trình truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định Điều 231 của Bộ Luật Hình sự 2015. ( Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 281 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tạm đình chỉ vụ án);
– Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng đã ghi nhận Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị cáo này đã thực hiện hành vi bỏ trốn vào việc truy nã từ cơ quan quan thẩm quyền không đạt được kết quả.
– Đáng lưu ý:
+ Để xét xử bị cáo đang bị truy nã thì trước đó Viện kiểm sát phải có cáo trạng bị truy tố đề nghị xét xử đối với bị can đó. Với trường hợp Viện kiểm sát không truy tố mới bị can thì không có căn cứ để Tòa án xét xử đối với bị can đó.
Với quy định nêu trên vụ án đánh người gây thương tích khi được đưa ra xét xử mà bị cáo bỏ trốn và chưa truy bắt được thì quá trình xét xử vẫn có thể diễn ra bình thường. Người này bỏ trốn đồng nghĩa với việc các quyền lợi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
+ Đối với trường hợp bị can bỏ trốn ra nước ngoài thì trong quá trình truy nã bị can nếu có căn cứ cho thấy người này đang trốn tránh ở quốc gia có ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì cơ quan tố tụng Việt Nam hoàn toàn có quyền căn cứ vào nội dung hiệp định tương trợ tư pháp để yêu cầu nước sở tại hỗ trợ bắt giữ và dẫn độ bị can về Việt Nam để xử lý theo đúng quy định của nhà nước.
+ Đối với trường hợp bị can trốn tránh ở quốc gia mà Việt Nam và quốc gia này chưa có ký Hiệp định tương trợ tư pháp thì có thể thông qua con đường ngoại giao hoặc căn cứ vào tập quán quốc tế đã yêu cầu nước sở tại hỗ trợ phối hợp bắt giữ và dẫn độ đối tượng về nước mình.
3. Quy trình tiếp nhận xử lý đơn nếu có tin báo tố giác về hành vi đánh người gây thương tích:
– Cá nhân khi bị một người hoặc một nhóm người thực hiện hành vi gây thương tích thì có thể làm đơn trình báo ra phía cơ quan như công an quận huyện nơi xảy ra vụ việc;
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền sau khi tiếp nhận được tin báo tố giác tội phạm thì có trách nhiệm trong việc kiểm tra xác minh nguồn tin và đưa ra quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình. Thời gian để cơ quan này Thực hiện nghĩa vụ đó là trong vòng 20 ngày làm việc;
Đối với một số vụ án có tính chất phức tạp phải mất nhiều thời gian kiểm tra xác minh thông tin tại vì các địa điểm khác nhau thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn nhưng không được tối đa 2 tháng theo quy định Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Trường hợp khi tố giác tin báo về tội phạm mà cơ quan công an không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì sau thời hạn 2 tháng kể từ thời hạn nộp hồ sơ thì cá nhân có thể làm đơn khiếu nại ở thủ trưởng cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp khiếu nại lần 1 tại Thủ trưởng cơ quan công an cấp huyện vẫn không được giải quyết thì tiến thành khiếu nại lần 2 nên cơ quan cấp trên đó là cơ quan công an cấp tỉnh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017;
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.