Định đánh người có bị truy cứu trách nhiệm không? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt.
Tóm tắt câu hỏi:
Đêm noel em đi dự sinh nhật rồi bạn em bị người ta đánh, bạn em kêu em chở đi. Em lấy đại một chiếc xe trong đám bạn dự sinh nhật, lấy hung khí. Lúc đó em cũng đang uống bia rồi bạn em kêu đi. Em chở bạn đi kiếm người đánh, chưa kịp đánh thì em thấy giao thông, em bỏ chạy thì bạn em quăng hung khí đi. Vậy em và bạn em có bị truy cứu hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Việc lấy hung khí để chuẩn bị đi đánh người, thực ra về bản chất ý chí của bạn là sẽ gây thương tích cho người khác, tuy nhiên khi gặp giao thông thì bạn là dừng lại, vứt hung khí đi, mục tiêu cuối cùng của bạn là gây thương tích cho người khác nhưng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn nên bạn không thực hiện được hành vi phạm tôi. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Luật sư
Mặt khác, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Theo đó, mặc dù chưa xảy ra thương tật nhưng nếu bộc thành ý chí và có tình chất cô đồn, động cơ đê hèn thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội có ý gây thương tích với giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt người cố ý gây chuyện đánh người
- 2 2. Đe dọa đánh người qua mạng xã hội
- 3 3. Đánh người rồi lấy tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?
- 4 4. Xử phạt đối với hành vi đánh người và xúc phạm danh dự người khác
- 5 5. Tổ chức đánh người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 6 6. Đánh người khác ngất xỉu có bị xử lý hình sự không?
1. Xử phạt người cố ý gây chuyện đánh người
Khi tôi với em trai đang ngồi bên nhà mình thì có một thanh niên đi chơi về, thấy chúng tôi đang ngồi trước cửa nhà kiếm chuyện đánh chúng tôi. Thanh niên đó đánh em tôi trước một vài cái, vì tự vệ nên em tôi có đánh vào mặt đối phương, bên đối phương không sao hết. Đối phương về nhà lấy hai vỏ chai bia đập vỡ chỉ còn thành cổ chai rồi cố tình ném qua chỗ hai anh em tôi, trúng vào vùng trán tôi. Kết quả tỷ lệ thương tật của tôi là 11% thì người đó bị xử phạt thế nào? Em tôi vì tự vệ có đánh trả thì có bị phạt không?
Luật sư tư vấn:
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Như vậy, người thanh niên này có hành vi cố ý đánh bạn là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Tỷ lệ thương tật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là từ 11% thương tật trở lên.
Do đó, nếu tỷ lệ thương tật của bạn là 11%, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an cấp quận để được thụ lý và giải quyết.
Khi đó, người có hành vi gây thương tích cho bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi vi phạm.
Đối với trường hợp của em bạn có hành vi đánh trả lại người cố ý gây thương tích cho 2 anh em bạn, tại Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Do đó, em bạn nếu có hành vi đánh trả lại vì bảo vệ chính bản thân mình và anh trai, mà người thanh niên đó cũng không có thương tích gì, thì đây là hành vi phòng vệ chính đáng, em bạn không bị truy cứu hành vi này.
2. Đe dọa đánh người qua mạng xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Luật Sư. Luật Sư cho em hỏi bạn em bị một người bạn hăm dọa chém cụt tay bằng mạng cộng đồng facebook thì phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm.Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang bị đe dọa chém cụt tay trên mạng xã hội facebook thì bạn có thể tố cáo hành vi này với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 144
“Điều 144. Tố giác và tin báo về tội phạm
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.“
Do hành vi của người này chỉ là đe dọa, uy hiếp trên mạng xã hội mà chưa thực hiện hành vi trên thực tế nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Theo đó, bạn nên đến cơ quan công an gần nhất để trình báo, và phối hợp điều tra nếu có căn cứ hành vi đó có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, với hành vi hăm dọa chém cụt tay bạn trên mạng xã hội thì bạn của bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:
“Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
b) Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật;
c) Không xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng;
d) Không lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu 90 ngày kể từ thời điểm được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
đ) Vi phạm một trong các quy định về quản lý thông tin điện tử trên mạng đối với các trang thông tin điện tử không phải xin giấy phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp đúng với nội dung được quy định trong giấy phép; không trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức theo quy định;
b) Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định;
c) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
d) Miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh;
đ) Cung cấp nội dung thông tin mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
c) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
d) Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
Theo đó, bạn của bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi miêu tả tỉ mỉ hành động chém cụt tay bạn trên mạng xã hội.
3. Đánh người rồi lấy tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu có người bạn H sinh năm 1998 hôm trước đi cùng anh T là anh họ của H đánh 1 người sinh năm 1990 vì người đó bán điện thoại trên chợ tốt rồi anh T mua về mới biết là đểu. Sau đó vài hôm anh T lại thấy người đó đăng lên chợ tốt 1 cái điện thoại như vậy nên anh T tức và hẹn người đó ra để đánh cho 1 trận. Sau đó chủ yếu là bạn cháu H đánh 1 mình rồi người sinh năm 1990 bị đánh chảy máu rồi chạy mất. Bạn cháu và anh họ bạn cháu lại cầm điện thoại của người đó và điện thoại người đó định bán về nhà rồi tối thì bị công an bắt. Giờ người đó kiện bạn cháu là cướp vì mình bạn cháu đánh. Hiện tại anh họ bạn cháu bị cho là chủ mưu và bạn cháu là đồng phạm. Các cô chú có thể cho cháu lời khuyên không ạ? Nếu ra tòa người ta không tin lời bạn cháu nói thì sao ạ? Rồi nếu bị phạt thì sẽ kết án bao nhiêu năm tù ạ? Cháu mong nhận được câu trả lời sớm ạ. Cháu cảm ơn rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
…”
Theo như bạn trình bày thì H và T hẹn người sinh năm 1990 đánh cho một trận vì người đó bán điện thoại đểu cho anh T. Sau khi đánh xong, H và T cầm chiếc điện thoại của người sinh năm 1990 và chiếc điện thoại người đó định bạn. Khi H và T định bán 2 chiếc điện thoại này thì bị công an bắt. Như vậy, H và T cầm 2 chiếc điện thoại về nhằm mục đích chiếm đoạt chứ không có ý định trả lại cho người sinh năm 1990. Do đó, H và T đã có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người sinh năm 1990 nên H và T bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản là đúng quy định pháp luật. Tùy từng trường hợp mà hình phạt của H và T được xác định theo quy định trên.
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Theo thông tin bạn cung cấp, T là người mua chiếc điện thoại từ người sinh năm 1990 và biết là điện thoại đểu, T tức giận nên rủ H đi đánh người đó. Vậy T được coi là người chủ mưu và H là người thực hiện hành vi. Điểm c Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 quy định về nguyên tắc xử lý như sau:
“c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;”
Như vậy với vai trò là người chủ mưu, trách nhiệm hình sự của T sẽ cao hơn của H.
4. Xử phạt đối với hành vi đánh người và xúc phạm danh dự người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư ! Tôi có một câu hỏi xin được tư vấn như sau: Gia đình bên ngoại tôi có 10 người,tất cả đều đã có gia đình và làm ăn lương thiện,nhưng trong số đó có người em út của mẹ tôi thì cờ bạc và đủ mọi tệ nạn xã hội. Đó là người mà tôi gọi là dì út,bà ấy không chịu làm ăn suốt ngày cờ bạc khi hết tiền đến nhà xin các chị thậm chí các cháu không cho là chửi và đánh người vô cớ. Tất cả mọi người trong nhà đều ghê tởm bà ta. Được đằng chân lân đằng đầu hầu hết ai cũng bị chửi bị đánh nếu không cho tiền. Ông ngoại tôi mất đi để lại căn nhà làm từ đường và có dì trên bà ấy ở vì dì ấy ko có chồng. Chồng bà út cũng vì không chịu nổi người vợ mà phải bỏ. Sau đó bà ta sống lang bạt, hết tiền về lại đến đập phá và lừa tài sản của anh chị em và các cháu. Gia đình ai cũng cưu mang giúp bà ấy hướng thiện nhưng chỉ là con số 0. Đỉnh điểm của sự việc là ngày 30/8/2019 bà ấy đến nhà ông ngoại bắt chị gái đưa số hộ khẩu để làm chứng minh nhân dân nhưng thực chất bà ấy đã cắm rất nhiều lần và dì kia đã phải làm lại nhiều lần đến Công An còn nói nếu làm mất là không cấp lại. Vì sợ em lại cắm nên dì quyết không đưa, bà kia chửi và đánh đập phá đồ đạc dì gọi điện cầu cứu mẹ tôi sang vì lúc đó tôi không ở nhà mẹ sang đến nơi thì bà ấy chửi và bắt phải bán nhà ông ngoại đi để chia tài sản,mẹ tôi chưa kịp giải thích thì cũng bị đánh và đập phá đồ đạc. Mẹ tôi và các chị khác đến cũng bị đánh. Xét thấy con người bà ấy quá đáng, việc làm tán tận lương tâm mọi người cùng viết đơn trình lên Công An để tìm được công lý. Vậy tôi muốn hỏi hành động xúc phạm danh dự, đánh người vô cớ, hủy hoại tài sản, lừa đảo của anh chị em như vậy nhiều lần sẽ bị xứ lý ra sao. Tôi rất bức xúc và muốn hình phạt cao nhất để gia đình tôi được yên ấm. Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì dì út bạn có hành vi xúc phạm danh dự của các anh chị em khác, đánh mẹ bạn và những người dì khác, đập phá hủy hoại tài sản của người khác. Do bạn không nêu rõ hành vi cũng như hậu quả mà dì bạn gây ra cho mọi người là như thế nào nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết được hành vi của dì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Cụ thể:
– Với hành vi đánh các anh chị em trong nhà:
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Theo đó, nếu gây ra tỷ lệ thương tật cho người bị hại từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên thì dì út của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích. Do đó, ở đây cần xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu % từ đó mới xác định dì út của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì dì út của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, dì út bạn đó có trách nhiệm bồi thường cho mẹ bạn và những người dì khác khi sức khỏe bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Và theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, dì út có hành vi đánh mẹ bạn và những người khác có trách nhiệm bồi thường các chi phí sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Khoản bồi thường thiệt hại bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xác định mức nhưng không quá 50 lần mức lương cơ sở.
– Bên cạnh đó, hành vi đập phá đồ đạc trong nhà của dì út bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 1178 Bộ luật hình sự năm 2015:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
…”
Như vậy, theo quy định trên nếu dì út bạn cố ý hủy hoại tài sản của mẹ bạn và những người khác, giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên thì dì út bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.
Trong trường hợp không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì dì út bạn có thể bị xử phạt hành chính tại điểm a Khoản 2 Điều 15
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Đồng thời, dì út bạn phải bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn và những người khác các khoản theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Mặt khác, người nào có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, tùy tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và thiệt hại xảy ra mà người đó phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp dì út bạn có hành vi xúc phạm danh dự của những người trong gia đinh thì dí út bạn có thể sẽ phải chịu các trách nhiệm như sau:
+ Một, về trách nhiệm dân sự: Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Theo như bạn trình bày, mẹ bạn và những người dì khác bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Nếu có chứng cứ chứng minh bị tổn thất về tinh thần thì các bạn có quyền yêu cầu người xúc phạm dì út của bạn bồi thường thiệt hại theo quy định trên.
Trong trường hợp hành vi của dì út bạn xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thông qua bằng lời nói như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác thì dí út của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% “
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì dì út bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, dì út bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi các thành viên trong gia đình có yêu cầu đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Như vậy, trong trường hợp của nhà bạn thì mẹ bạn cũng như những người khác có thể làm đơn tố giác hành vi của dì bạn ra cơ quan công an cấp huyện nơi dì bạn đang cư trú. Sau khi nhận được đơn, công an sẽ tiếp nhận và điều tra giải quyết.
5. Tổ chức đánh người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Một người đi đêm, qua địa phận xã tôi bị nhóm người lạ chặn đánh, đạp vỡ xe máy, người đó đổ cho Công an xã đánh và hôm sau đi lùng từng Công an xã để đánh, họ đã đánh 1 Công an viên phải nhập viện (có khoảng 5 người) tổ chức đánh, sau khi bắt giữ các đối tượng trên họ nhận đánh, sáng hôm sau thấy thả hết, đến giờ chưa có kết quả giải quyết, gây bức xúc trong ban Công an và nhân dân, xin hỏi tội danh đó phải chịu hình phạt gì?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, có một nhóm 5 người đánh một công an viên nhập viện. Do bạn không nêu rõ người công an kia bị thương như thế nào và tỷ lệ thương tật là bao nhiêu do đó sẽ chia các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu người công an bị thương với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì những đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Để có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích với những người này, người công an phải đi giám định tỷ lệ thương tật và phải chứng minh được bị thương tật 11% hoặc dưới 11% và thuộc 01 trong các trường hợp như có sử dụng hung khí nguy hiểm,…
Trường hợp 2: Nếu hành vi của những đối tượng này chưa có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì những đối tượng này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Để đảm bảo quyền lợi cho người công an viên, người công an viên làm đơn tường trình gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra vụ việc để yêu cầu giải quyết.
Đồng thời, những đối tượng kia có hành vi xâm hại sức khỏe của người công an viên thì phải bồi thường cho người công an viên. Các khoản bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Khoản bồi thường thiệt hại bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xác định mức nhưng không quá 50 lần mức lương cơ sở. Hiện mức lương cơ sở 1 tháng là 1.300.000 đồng. Như vậy, mức bồi thường về tinh thần là khoảng 65 triệu đồng.
6. Đánh người khác ngất xỉu có bị xử lý hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị người khác đánh ngất xỉu nằm úp mặt dưới mương có nhiều nước, hành vi của người này có đủ để xử lý hình sự hay không ? Nếu có nhiều người chứng kiến, xin tư vấn giúp tôi, lòng thành kính và biết ơn?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn bị người khác đánh ngất xỉu nằm úp dưới mương có nhiều nước. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể tố giác hành vi của người đánh bạn. Bạn hãy đi giám định thương tật để biết bạn bị tổn hại sức khỏe là bao nhiêu. Thông qua tỷ lệ thương tật phía cơ quan công an mới có căn cứ để xử lý hình sự đối với người đánh bạn.
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”.
Do bạn không nói rõ là bạn có thương tích hay không, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu nên người đánh bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh bạn nếu người đó có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến Điểm k Khoản 1 nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý thương tích.
Mặt khác, nếu tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người đánh bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Ở đây, bạn nêu có nhiều người chứng kiến thì bạn có thể nhờ họ đứng ra làm chứng cho bạn tại cơ quan công an để phía cơ quan công an có căn cứ để xem xét hình thức xử phạt đối với người đánh bạn. Bạn có thể đến cơ quan công an cấp huyện ở nơi xảy ra sự việc để trình báo. Cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh nếu có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Nếu không có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan công an sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích cho người khác:1900.6568
Đồng thời theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người đánh bạn gây tổn hại sức khỏe cho bạn thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.