Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc ở trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Vậy danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài:
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài được ban hành kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, cụ thể như sau:
TT | Tên phế liệu | Mã HS | ||
1 | Phế liệu sắt, thép, gang | |||
1.1 | Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc | 7204 | 10 | 00 |
1.2 | Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Bằng thép không gỉ | 7204 | 21 | 00 |
1.3 | Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác | 7204 | 29 | 00 |
1.4 | Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc | 7204 | 30 | 00 |
1.5 | Phế liệu và mảnh vụn khác: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hoặc đóng thành kiện, bánh, bó | 7204 | 41 | 00 |
1.6 | Phế liệu và mảnh vụn khác: Loại khác | 7204 | 49 | 00 |
2 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) | |||
2.1 | Từ các polyme từ etylen: Dạng xốp, không cứng | 3915 | 10 | 10 |
2.2 | Từ các polyme từ etylen: Loại khác | 3915 | 10 | 90 |
2.3 | Từ các polyme từ styren: Loại khác: Polyme Styren (PS), Acrylonitrin Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Expanded Polystyrene (EPS) | 3915 | 20 | 90 |
2.4 | Từ các polyme từ vinyl clorua: Loại khác | 3915 | 30 | 90 |
2.5 | Từ plastic khác: | |||
Từ poly (etylene terephthalate) (PET) | 3915 | 90 | 10 | |
Từ polypropylene (PP) | 3915 | 90 | 20 | |
Từ polycarbonate (PC) | 3915 | 90 | 30 | |
Loại khác: Polyamit (PA); Poly Oxy Methylene (POM); Poly Methyl Methacrylate (PMMA); Thermoplastic Polyurethanes (TPU); Ethylene Vinyl Acetate (EVA); Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản xuất và chưa qua sử dụng | 3915 | 90 | 90 | |
3 | Phế liệu giấy | |||
3.1 | Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa | 4707 | 10 | 00 |
3.2 | Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ | 4707 | 20 | 00 |
3.3 | Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự) | 4707 | 30 | 00 |
4 | Phế liệu thủy tinh | |||
4.1 | Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, trừ thủy tinh từ ống đèn tia âm cực hoặc thủy tinh hoạt tính khác thuộc nhóm 85.49 | 7001 | 00 | 00 |
5 | Phế liệu kim loại màu | |||
5.1 | Phế liệu và mảnh vụn của đồng | 7404 | 00 | 00 |
5.2 | Phế liệu và mảnh vụn của niken | 7503 | 00 | 00 |
5.3 | Phế liệu và mảnh vụn của nhôm | 7602 | 00 | 00 |
5.4 | Phế liệu và mảnh vụn của kẽm | 7902 | 00 | 00 |
5.5 | Phế liệu và mảnh vụn thiếc | 8002 | 00 | 00 |
5.6 | Phế liệu và mảnh vụn của mangan |
2. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài:
Điều 71 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường có quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài như sau:
– Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc ở trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành (đã nêu ở mục trên).
– Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây
+ Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng về yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
+ Phải có giấy phép môi trường;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định vào trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc là trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
+ Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu ở trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3. Quy định ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài:
Như đã nói ở mục trên, ký quỹ bảo vệ môi trường là một trong các yêu cầu để tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình. Quy định ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài được quy định tại Điều 46 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường như sau:
– Mục đích và các phương thức ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm để bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm về xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc là quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (sau đây sẽ gọi tắt là tổ chức nhận ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc là theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.
– Khoản tiền ký quỹ bảo bảo vệ môi trường ở trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
++ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
++ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
++ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
++ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
++ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
++ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc các trường hợp vừa nêu thì thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% của tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
– Quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường ở trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ vào trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc là nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;
+ Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận về việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Các nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ những thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng của số tiền ký quỹ được tính toán theo quy định; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi các hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có);
+ Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản chính của văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính của văn bản xác nhận đã ký quỹ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định 13/2023/QĐ-TTg Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
THAM KHẢO THÊM: