Quy định về hàng hóa cấm kinh doanh? Danh mục những mặt hàng hóa cấm kinh doanh mới nhất?
Để nhằm mục đích duy trì sự phát triển không ngừng lớn mạnh của một quốc gia, một tổ chức, một tập thể thì việc đưa ra những điều luật, những quy định để loại bỏ những chất độc hại, tệ nạn xã hội ra ngoài phạm vi hoạt động của họ. Theo đó thì, một trong những vấn đề được quan tâm đến đó là nguồn hàng xuất nhập khẩu và hàng cấm mà điều luật của mỗi một quốc gia trên thế giới quy định và trong đó có cả Việt Nam. Đối với những mặt hàng gây ảnh hưởng đến môi trường, trực tiếp đến sức khỏe của con người là những loại hàng hóa như chung ta thường thấy, đó là, ma túy, mua bán người, mua bán mại dâm,…. Để ngăn chặn những mặt hàng cấn này được tuồn vào Việt Nam hoặc đưa ra nước ngoài đề tiêu thụ thì pháp luật Việt Nam đã quy định về vấn đề này có nội dung như thế nào?
Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định về danh mục những mặt hàng hóa cấm kinh doanh bao gồm những mặt hàng nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về danh mục những mặt hàng hóa cấm kinh doanh mới nhất.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Đấu thầu năm 2020
1. Quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung các mặt hàng kinh doanh bị cấn thì tác giả sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm hàng cấm là gì? Do đó, hàng cấm được hiểu một cách đơn giản và sơ khai nhất đó là những mặt hàng bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi bằng bất cứ hình thức nào trong văn bản pháp luật ban hành. Nhìn chung thì những mặt hàng được liệt vào danh sách hàng cấm kinh doanh là vì những mặt hàng đó có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường.
Việc pháp luật Việt Nam cân nhắc và đưa những mặt hàng này là hàng hóa cấn kinh doanh đa phần là dựa trên mức độ nguy hại của mặt hàng đó cho con người, làm mất an ninh trật tự, mất an toàn xã hội và nguy hại cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà danh mục hàng cấm không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm có tính chất thay đổi như thuốc lá điếu của nước ngoài… Như đã nói ở trên thì đối với một mặt hàng bị Nhà nước cho vào danh sách hàng hóa bị cấm là bởi vì các hàng hóa này thuộc nhóm hàng nguy hiểm, nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia. Từ các cất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.
Bên cạnh đó, thì pháp luật quy định hàng cấm của mỗi quốc gia lại có sự khác nhau, bởi lẽ có sự khác nhau này là do, mức độ của hàng hóa đó ảnh hưởng tới con người, an toàn, an ninh xã hội và kinh tế của quốc gia. Do đó, có một số loại hàng hóa thuộc hàng cấm ở quốc gia này nhưng lại được phép kinh doanh và sử dụng ở quốc gia khác đó là điều rất thường gặp do quan niệm và tính chất văn hóa, phong tục của các quốc gia là khác nhau.
2. Danh mục những mặt hàng hóa cấm kinh doanh mới nhất
“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Một trong những tinh thần quan trọng trong
Thứ nhất, mặt hàng hóa bị cấm kinh doanh vĩnh viễn đó là các chất ma túy. Bởi vì đã lường trước được mức độ nguy hiểm của mà tuy đem lại. Đó là, ma túy được biết đến là những chất kích thích, gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo mà khi con người sử dụng sẽ kích thích hệ thần kinh gây ra cảm giác hửng phấn, sảng khoái, tạo ảo giác, làm cho họ phụ thuộc, không thể chấm dứt việc sử dụng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như trật tự an toàn xã hội. Chính bởi lẽ này, những chất ma túy bị pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới cấm kinh doanh vĩnh viễn.
Thứ hai, kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật. Trong đó, Hóa chất được xác định là một dạng vật chất có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Còn khoáng vật thì lại được biết đến là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất. Bởi vì tính chất nguy hiểm của Hóa chất và Khoáng vật nếu không biết cách sử dụng hoặc quá lạm dụng thì cũng gây nguy hiểm cho con người. Chính vì điều đo, để giảm thiểu các nguy cơ gây thiệt hại đến con người nên theo như quy định tại pháp luật này đã nghiêm cấm các hành vi kinh doanh các chất này. Việc nghiêm cấm các các loại hóa chất, khoáng vật được quy định theo Phụ Lục II Luật Đầu tư năm 2020, đã nêu rõ các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 8 loại hóa chất độc như Các hợp chất O-Alky, phosphonofluoridate, Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin…
Thứ ba, kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh thái không chỉ là nghĩa vụ của riêng Việt Nam mà nó còn được áp dụng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới về vấn đề bảo vệ thảm thực vật của trái đất. Đối với sự sinh sống của mỗi loài dinh vật đều có sự ảnh hưởng đến loại khác, cho nên nêu một số loại động vật ngày càng bị sản bắn nhiều dẫn đến tuyệt chủng thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định về mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục 1 Công ước quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp được chia thành ngành động vật có dây sống bao gồm lớp động vật có vú, lớp chim, lớp bò sát, lớp lưỡng cư, lớp cá sụn, lớp cá, lớp cá phối và ngành da gai, ngành chân khớp, ngành thân mềm, ngành ruột khoanh.
Còn theo như quy định của pháp luật Việt Nam thì được quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư năm 2020 về các mẫu vật các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên bị cấm đầu tư kinh doanh. Trong đó, thực vật gồm ngành mộc lan, ngành thông. Động vật gồm lớp vú, bò sát, lớp chim…
Thứ tư, mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người. Vấn đề này được nhắc đến trong Điều 20 Hiến pháp 2013 đó là “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Chính vì vậy, thân thể, bộ phận trên cơ thể là tài sản vô giá của mỗi người, tuy nhiên việc mua bán người, các bộ phận cơ thể người bị pháp luật cấm.
Thứ năm, Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Chính bởi vì sự phát triển của xã hồi ngày càng phát triển với các thiết bị điện tử và công nghệ ngày càng lớn mạnh. Nên để nhằm mục đích gây mất trật tự công cộng và có những yếu tố gây nguy hiểm đến xã hội mà pháp luật Việt nam đã quy định đua hoạt động này vào danh mục mặt hàng cấn được kinh doanh.
Thứ sáu, mua bán mại dân cũng là một trong những vấn đề gay nên những tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến các chủ thể buôn bán mại dâm, làm mất đi nét đẹp văn hóa của một đất nước.
Thứ bảy, một trong những mặt hàng kinh doanh bị cấm mới được đưa vào trong danh mục hàng cấm đó là pháo nổ và đòi nợ thuê
Như vậy, hiện nay có tám nhóm ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP về hướng dẫn luật đầu tư. Trong đó có năm nhóm ngành nghề về mua bán hàng hóa tương ứng với năm loại hàng hóa bị cấm là: Ma túy; hóa chất, khoáng vật; thực vật, động vật hoang dã; người, mô, bộ phận cơ thể người và kinh doanh pháo nổ. Tất cả các mặt hàng kinh doanh bị cấm nếu pháp luật hiện hành cho phép kinh doanh đều có khả năng gây rối loạn trật tự xã hội vốn có, suy thoái đạo đức con người, tàn phá và làm mất cân bằng tự nhiên.