Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lập hồ sơ cập nhật về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu. Vậy hiện nay danh mục về giống vật nuôi cần bảo tồn và danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu đang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu:
1.1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn:
Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định cụ thể tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
STT | Tên giống vật nuôi |
I | Giống lợn |
1 | Lợn ỉ |
2 | Lợn Chư Prông |
3 | Lợn Lang Hồng |
4 | Lợn Vân Pa |
II | Giống gà |
1 | Gà Tây Kỳ Sơn |
2 | Gà lông chân |
3 | Gà lùn Cao Sơn |
4 | Gà Mã Đà |
5 | Gà Bang Trới |
6 | Gà Hồ |
III | Giống vịt |
1 | Vịt Mường Khiêng |
2 | Vịt Bầu Quỳ |
3 | Vịt Bầu Bến |
4 | Vịt Bầu Nghĩa Đô |
IV | Giống ngan |
1 | Ngan dé |
2 | Ngan Xám |
V | Giống ngỗng |
Ngỗng cỏ | |
VI | Giống ngựa |
Ngựa Mường Luống | |
VII | Giống thỏ |
Thỏ nội | |
VIII | Ong |
1 | Ong khoái |
2 | Ong ruồi đỏ |
3 | Ong đá |
4 | Ong nội (Apis cerana cerana) |
1.2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu:
Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định cụ thể tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
STT | Tên giống vật nuôi |
I | Giống lợn |
1 | Lợn ỉ |
2 | Lợn mini Quảng Trị |
II | Giống gà |
1 | Gà Đông Tảo |
2 | Gà Hồ |
III | Giống bò |
1 | Bò H’Mông |
2 | Bò u đầu rìu |
2. Các tiêu chí để Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu:
Điều 6
– Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau đây:
+ Có số lượng cá thể hoặc là có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
+ Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc là được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
– Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP
– Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP
Điều 7
– Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng những tiêu chí sau đây:
+ Giống vật nuôi bản địa phải mang nguồn gen quý, hiếm;
+ Có mang tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
– Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP
– Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP.
Theo quy định vừa nêu trên, các tiêu chí để giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu phải đáp ứng như sau:
– Đối với tiêu chí để Giống vật nuôi đưa vào danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn: phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau đây:
+ Có số lượng cá thể hoặc là có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
+ Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc là được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
– Đối với tiêu chí để Giống vật nuôi đưa vào danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu: phải đáp ứng những tiêu chí sau đây:
+ Giống vật nuôi bản địa phải mang nguồn gen quý, hiếm;
+ Có mang tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
3. Quy định cập nhật danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu:
Căn cứ Điều 8 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì quy định cập nhật danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu thực hiện như sau:
– Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lập hồ sơ cập nhật về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
– Thành phần hồ sơ bao gồm có:
+ Kết quả của rà soát, đánh giá về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
+ Đơn của tổ chức, cá nhân đề nghị giống vật nuôi đưa vào hoặc là đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu (nếu có);
+ Bản thông tin về tên giống và địa điểm phân bố của giống vật nuôi cần đưa vào hoặc là đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
+ Bản thuyết minh tính cần thiết của việc đưa vào hoặc là đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cập nhật về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các thành phần sau:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Chăn nuôi và những đơn vị liên quan;
+ Đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Chuyên gia trong lĩnh vực giống vật nuôi.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong việc sửa đổi, bổ sung về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo trình tự, thủ tục rút gọn.
4. Quy định về bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi:
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
– Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
– Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn về nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào các chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và thực hiện cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;
– Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi như sau:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và những bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, về bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới;
– Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới, tổ chức, cá nhân không được thực hiện giết thịt, mua bán, tiêu hủy.
– Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc là sử dụng cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi mà được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP.
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: