Đầu tư là một trong lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Khi mà mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đặt lên hàng đầu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, vấn đề làm sao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy động mọi nguồn lực trong nước là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư là gì?
– Ưu đãi đầu tư là một trong những biện pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm khuyến khích đầu tư để thu hút vốn đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào những địa bàn, lĩnh vực nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư mà Nhà nước ban hành sẽ được hưởng ưu đãi, thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư khác theo quy định. Những ưu đãi có thể là ưu đãi về thuế, ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước, hỗ trợ tài chính…hay những ưu đãi khác mà Nhà nước cam kết ưu đãi giành cho nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Ưu đãi đầu tư được coi là một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư có hiệu quả
– Ưu đãi đầu tư thực chất phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư. Trong mối quan hệ này, Nhà nước là chủ thể quyết định các biện pháp ưu đãi, nhà đầu tư là chủ thể nhận ưu đãi; khách thể của quan hệ này chính là các ưu đãi cụ thể như các khoản lợi về thuế, tiền thuê đất…Mục đích của việc cấp ưu đãi là nhà nước mong muốn chủ thể được nhận ưu đãi – bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư ra đời.
– Pháp luật về các biện pháp bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư là hệ thống những quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất mà mỗi quốc gia có thể dành cho các nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) nhằm thu hút vốn đầu tư và trên cơ sở đó tạo ra lợi hết cạnh tranh, so sánh với các quốc gia khác. Chính phủ các nước đã sử dụng nhiều biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, để thúc đẩy đầu tư trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế và hướng đầu tư vào một số lĩnh vực, địa bàn ưu tiên phát triển, các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư được quy định ở nhiều văn bản pháp lý từ Hiến pháp đến các đạo luật và các văn bản dưới luật, thể hiện tập trung nhất là trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai,
Trên cơ sở đó, pháp luật Việt Nam về biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư quy định các nhóm vấn đề cơ bản sau:
– Nội dung các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư: Theo tinh thần của pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu cụ thể là các cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự án đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh; bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng, bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh và một số biện pháp bảo đảm đầu tư khác.
Nội dung pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư được xét để áp dụng chủ yếu dựa trên những quy định cụ thể về những địa bàn và lĩnh vực, ngàng nghề ưu đãi đầu tư. Lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư gồm có:
+ Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển; Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu; Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số: Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học; Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y, nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
* Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định
+ Dự án đầu tư có quy mô vốn 6000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Dự án đầu tư đáp ứng được những điều kiện này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên. Dự án đầu tư đáp ứng được những điều kiện này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, tổ chức khoa học công nghệ;
+ Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
Theo quy định trên thì dự án đầu tư quy định được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; Dự án đầu tư quy định được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Dự án đầu tư đáp ứng được điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau được áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Bên cạnh đó, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất quy định thực hiện theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Cùng với đó, Chính phủ áp dụng ưu đãi tiền thuê đất theo địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất quy định và không áp dụng đối với các dự án đầu tự tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị. loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Đồng thời, thực hiện ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng…Đặc biệt, không áp dụng đối với các dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
2. Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư mới nhất:
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, theo đó là những địa bàn sau:
+ Toàn bộ các huyện và thành phố Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La,
+ Toàn bộ các huyện và thị xã Sapa, thành phố Lào Cai
+ Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang
+ Huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa
+ Các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lậc Sơn, Yên Thủy và Thành phố Hòa Bình
+ Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Tam Nông, Cẩm Khê, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ, Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh, Các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Phú Ninh, Duy Xuyên (các xã: Duy Châu, Duy Hòa, Duy Phú, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thu, Duy Trinh, Duy Trung), Núi Thành (các xã: Tam Xuân I, Tam Xuân II, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam), Thăng Bình (các xã: Bình Nguyên, Bình Tú, Bình An, Bình Trung)
+ Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành (các xã: Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Trà, Tam Hải), Nông Sơn, Thăng Bình (các xã: Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Quý, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Quế) và đảo Cù Lao Chàm
+ Toàn bộ các huyện và thị xã, thành phố Bạc Liêu, Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và thị xã Hương Trà, Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh, Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng..
+ Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ), Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ
+ Toàn bộ các huyện, các đảo, hải đảo thuộc tỉnh và thị xã Hà Tiên, Thành phố Rạch Giá, Cà Mau, Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười và thị xã Hồng Ngự, các huyện còn lại của Đồng Tháp, các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải,….