Kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản đã và đang là một trong những ngành nghề, lĩnh vực vô cùng tiềm năng, bởi Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc, đường bờ biển trải dài thuận lợi cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì Danh mục các loại thuỷ sản phẩm xuất khẩu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu mới nhất:
Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu hiện nay đang được liệt kê lại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017. Cụ thể như sau:
STT | Tên tiếng Việt | Tên khoa học |
1 | Bò biển/cá cúi | Dugong dugon |
2 | Cá cháy | Tenualosa reevesii |
3 | Cá chày tràng | Ochelobius elongatus |
4 | Cá chen bầu/cá trèn bầu | Ompok bimaculatus |
5 | Cá chép gốc | Procypris merus |
6 | Cá cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
7 | Cá heo vây trắng | Lipotes vexillifer |
8 | Cá hỏa | Bangana tonkinensis |
9 | Cá kẽm mép vảy đen | Plectorhinchus gibbosus |
10 | Cá lợ thân thấp | Cyprinus multitaeniatus |
11 | Cá măng giả | Luciocyprinus langsoni |
12 | Cá mè Huế/Cá ngão gù/Cá ngão | Chanodichthys flavipinnis |
13 | Cá ngựa bắc | Tor brevifilis |
14 | Cá ông sư (cá heo không vây) | Neopkocaena phocaenoides |
15 | Cá pạo/Cá mị | Semilabeo graffeuilli |
16 | Cá sơn đài | Ompok miostoma |
17 | Cá song vân giun | Epinephelus undulatostriatus |
18 | Cá tra dầu | Pangasianodon gigas |
19 | Cá trữ | Cyprinus dai |
20 | Đồi mồi | Eretmochelys imbricata |
21 | Đồi mồi dứa | Lepidochelys olivacea |
22 | Giải khổng lồ | Pelochelys cantorii |
23 | Giải Sin-hoe (Giải Thượng Hải) | Rafetus swinhoei |
24 | Ốc anh vũ | Nautilus pompilius |
25 | Ốc đụn cái | Trochus niloticus |
26 | Ốc sứ mắt trĩ | Cypraea argus |
27 | Ốc tù và | Charonia tritonis |
28 | Ốc xà cừ xanh | Turbo marmoratus |
29 | Quản đồng | Caretta caretta |
30 | Rùa biển (Vích) | Chelonia mydas |
31 | Rùa da | Dermochelys coriacea |
32 | Rùa đầu to | Platysternon megacephalum |
33 | Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) | Cuora trifasciata |
34 | Rùa hộp trán vàng miền Bắc | Cuora galbinifrons |
35 | Rùa Trung Bộ | Mauremys annamensis |
36 | Trai cóc dày | Gibbosula crassa |
37 | Các loài thuộc Bộ san hô cứng | Stolonifera |
38 | Các loài thuộc Bộ san hô đá | Scleractinia |
39 | Các loài thuộc Bộ san hô đen | Antipatharia |
40 | Các loài thuộc Bộ san hô xanh | Helioporacea |
41 | Các loài thuộc Họ cá dao | Pristisdae |
42 | Các loài thuộc Họ cá heo | Delphinidae |
53 | Các loài thuộc Chi cá voi | Balaenoptera |
2. Xuất khẩu loài thủy sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu thì bị phạt bao nhiêu?
Cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với các loài thủy sản xuất nhập khẩu, nghiêm cấm các hành vi xuất khẩu các loài thủy sản thuộc Danh mục thủy sản cấm xuất khẩu theo phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017. Hành vi xuất khẩu các loài thủy sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Theo đó, đối với các hành vi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, mức phạt tiền được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp hàng hóa vi phạm được xác định có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi hàng hóa có giá trị vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài mức phạt tiền nêu trên, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp này có thể là:
– Bắt buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây nguy hại tới sức khỏe của con người, nguy hại tới sự phát triển của vật nuôi, cây trồng và môi trường;
– Bắt buộc đưa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc thực hiện thủ tục tái xuất đối với các loại hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà có.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính do các tổ chức thực hiện thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
3. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về vấn đề áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu. Theo đó, biện pháp cấm xuất nhập khẩu sẽ được áp dụng trong các trường hợp cơ bản như sau:
(1) Biện pháp cấm xuất khẩu sẽ được áp dụng khi hàng hoá thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa liên quan trực tiếp tới lĩnh vực quốc phòng an ninh tuy nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam;
+ Các loại hàng hóa áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu nhằm mục đích bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vệ bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Thực hiện theo các nội dung ghi nhận tại điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi các loại hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quốc phòng an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các loại hàng hóa có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng trên thị trường;
+ Thực hiện theo nội dung ghi nhận tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các loại hàng hóa gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự an toàn xã hội, trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục;
+ Các loại hàng hóa gây nguy hại tới môi trường, ảnh hưởng tới nền đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo các loại sinh vật gây hại, đe dọa tới an ninh lương thực, nên sản xuất, quá trình xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi các loại hàng hóa thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Hàng hóa liên quan đến lĩnh vực quốc phòng an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện theo nội dung tại điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Bảo vệ cổ vật, bảo vệ di vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
– Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
THAM KHẢO THÊM: