Đánh lại người đánh mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đánh lại người đánh mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ạ. Bạn cháu hôm trước đi chơi về bị 1 hội chặn đánh gồm gần 20 người. Mới về đến cổng phòng trọ thì bị họ lao vào đánh và chúng cháu bỏ chạy. Họ đuổi theo và lấy mũ bảo hiểm đập vào mặt và đầu bạn cháu. Vì bảo vệ bạn cháu nên bên cháu nhặt được gậy ở bên đường đánh trả lại họ và không may đánh vào đầu 1 người bên kia gây chấn thương sọ não. Luật sư cho cháu hỏi như thế chúng cháu có bị phạm tội không và nếu bị thì khung xử phạt với bạn cháu như thế nào ạ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn của bạn bị một hội gần 20 người chặn đánh. Do bị đánh nên bên bạn đã dùng gậy đánh lại và có một người bị thương sọ não.
Theo quy định tại Điều 104, Bộ luật hình sự có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
= > Bên bạn sử dụng gậy đánh lại, bên hội chặn đánh sử dụng mũ bảo hiểm để đánh vào mặt và đầu bạn bạn. Trước tiên phải xem xét bên bạn có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Tổn hại sức khỏe của bên hội chặn đánh là bao nhiêu. Nếu như bên bạn không chứng minh được việc bên bạn chống trả lại là phòng vệ chính đáng hay không, phòng vệ chính đáng được hiểu theo Điều 15 Bộ luật hình sư 1999, cụ thể như sau:
" Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm "
= > Phải đảm bảo được ba yếu tố:
+ Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra;
+ Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công;
+ Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng;
= > Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra và kết luận từ bên cơ quan điều tra để xem xét nếu:
TH1: Bên bạn không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
TH2: Nếu thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng sẽ không phải là tội phạm, không bị truy cứu
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Sự khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích và tội phạm giết người
– Tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân trong tội cố ý gây thương tích
– Cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại