Vào mỗi dịp tết đến xuân về, đánh bài được xem là một trong những vấn đề nhức nhối mà cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành quản lý sát sao. Bởi lẽ, đánh bạc là hành vi trái với quy định của pháp luật. Vậy việc đánh bài ăn tiền dịp Tết bị xử phạt thế nào? Mức phạt đối với hành vi đánh bài ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng đánh bài ăn tiền dịp Tết tại nước ta hiện nay:
– Đánh bài ăn tiền là hoạt động “vui chơi” thường xuyên xảy ra tại nước ta. Hoạt động này diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương, tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt vào các dịp lễ tết, đánh bài diễn ra với tần suất và mức độ dày đặc hơn.
– Bản chất của đánh bạc là một trò chơi giải trí lành mạnh, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của con người. Song, song song với sự phát triển của xã hội, con người ta dần tài chính hóa trò chơi này, biến nó thành hoạt động thu kiếm nguồn tài chính bất chính.
– Vào dịp Tết, thực trạng đánh bài có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ. Vào ngày Tết, người dân được nghỉ làm, nghỉ học. Đây là thời điểm thích hợp để các cá nhân vui chơi, giải trí. Và một trong những thú vui mà các đối tượng này thường hướng đến là đánh bài ăn tiền.
– Đánh bài ăn tiền vào các dịp lễ Tết diễn ra mạnh bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Người dân thường có quan niệm, Tết là dịp ăn chơi. Do đó, họ được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí mà họ yêu thích.
+ Vốn hiểu biết về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Do đó, đôi khi, người dân không nhận thức được rằng việc chơi bài ăn tiền vào dịp Tết là vi phạm pháp luật.
+ Công tác quản lý hoạt động của người dân tại các địa phương ngày càng lỏng lẻo. Điều này khiến người dân có cơ hội chơi bài tiền vào dịp Tết.
2. Hậu quả của hành vi đánh bài ăn tiền vào dịp Tết:
Đánh bài là hành vi trái pháp luật. Vậy nên, việc chơi bài ăn tiền vào dịp Tết gây ra những hậu qua nhất định. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, nó khiển các đối tượng tham gia bị mất đi một số lượng tiền nhất định. Trong một chiếu bạc thường có từ 4 đến 8 người (tùy vào hình thức chơi). Khi tham gia, sẽ có người thắng người thua. Người thua sau khi cuộc chơi kết thúc sẽ mất đi một nguồn tài chính. Điều này tác động trực tiếp vào hoàn cảnh kinh tế của cá nhân đối tượng đó và người nhà. Ví dụ: Anh Phạm Văn M, 35 tuổi. Vào dịp tết 2021, anh M và 4 đối tượng khác có rủ nhau chơi bài ăn tiền. Mọi người tổ chức chơi sâm, với giá trị 10.000.đồng một lá bài. Mọi người chơi trong vòng 4 tiếng. Sau khi trò chơi kết thúc, anh A bị thua 3 triệu đồng.
– Thứ hai, đánh bài ăn tiền ngày tết làm mất đi giá trị văn hóa thuần túy, tốt đẹp của loại hình trò chơi này. Vào các dịp lễ Tết, người dân thường tổ chức các trò chơi lành mạnh để vui chơi, giải trí với nhau. Đánh bài là một trò chơi phổ biến. Tuy nhiên, bản chất sơ nguyên của đánh bài chỉ đơn thuần là để giải trí, khi vì mục đích chuộc lợi tài chính. Do đó, việc đánh bạc sẽ làm mất đi giá trị văn hóa tốt đẹp ngay ban đầu của trò chơi này.
– Thứ ba, hành vi đánh bạc ăn tiền vào dịp Tết gây ra tình trạng rối loạn trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thực tế, có rất nhiều trường hợp, các đối tượng rủ nhau chơi bài ăn tiền vào dịp Tết. Song, trong quá trình chơi, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Các bên xảy ra mâu thuẫn, gây hấn với nhau. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý đất nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Mức phạt đối với hành vi đánh bài dịp Tết:
3.1. Xử phạt hình sự:
–
+ Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Cá nhân phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm.
+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3.2. Xử lý vi phạm hành chính:
– Điều 26
+ Đối các các hành vi mua các số lô, số đề, đối tượng vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
+ Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
+ Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; Che giấu việc đánh bạc trái phép.
+ Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
+ Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau: Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
– Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn đứng trước những mức phạt bổ sung như sau:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có
+ Đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có thể thấy, Nhà nước đã quy định khá cụ thể và chắc chắn về mức xử phạt về hành vi đánh bạc. Đánh bạc là hành vi trái pháp luật. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân; công tác quản lý trật tự xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Do đó, có thể khẳng định, những quy định định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra mang tính răn đe cao, buộc các cá nhân phải tự điều chỉnh lại hành vi của mình. Từ đó, góp phần sâu sắc vào việc bảo đảm trật tự an ninh xã hội của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội. Hơn hết, nó thể hiện sức mạnh quản lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động dân cư, để người dân hiểu và nghiêm túc tuân thủ các quy định mà Nhà nước đưa ra.
Đánh bài ăn tiền dịp Tết là hành vi đánh bạc. Do đó, các cá nhân tham gia vào hoạt động đánh bài ăn tiền dịp Tết là vi phạm các quy định, chế tài của cơ quan Nhà nước.
Khi các cá nhân thực hiện đánh bài ăn tiền dịp Tết, thì hoàn toàn có thể bị xử phát theo quy định của pháp luật. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính. Nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những điều khoản luật định mà người viết đã phân tích ở trên.