Nhiều người cho rằng nếu hành vi đánh bạc không bị bắt quả tang thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì các tang vật đã bị tiêu hủy? Vậy đánh bạc không bị bắt quả tang có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Đánh bạc không bị bắt quá tang có bị xử lý hình sự không?
Câu hỏi: Anh Thắng ở Quy Nhơn có gửi tới tổng đài tư vấn pháp luật Luật Dương Gia như sau: Anh trai tôi có tham gia đánh bạc tại nhà bác của tôi vào ngày tết.Tổng giá trị trên chiếu bạc là 50 triệu đồng. Quá trình chơi hoàn toàn không bị phát hiện.Tuy nhiên, sau đó, hàng xóm nhà bác tôi đã tố cáo ra cơ quan công an về vấn đề chơi cờ bạc này. Toàn bộ số tiền và tang vật liên quan đều không còn thì liệu anh trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trả lời: Cảm ơn anh Thắng đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia, về vấn đề của anh chúng tôi xin giải đáp như sau:
Đầu tiên để giải đáp vấn đề này ta cần tìm hiểu thế nào là tội đánh bạc, theo quy định Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc, theo đó: Tội đánh bạc là tội danh để chỉ trường hợp người tham gia trò chơi được tổ chức một cách bất hợp pháp dưới các hình thức như tổ tôm, lô đề, cá cược, chọi gà, tài xỉu,…mà người chơi nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá có thể bao gồm các tài sản như ô tô, xe máy, nhà cửa, hàng hóa có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đang bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Bắt quả tang là việc mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện quyền bắt người khác khi phát hiện ra người đó đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội thì bị phát hiện hoặc đang bị đuổi bắt.
Bắt quả tang có thể thuộc một trong 2 trường hợp sau đây:
Thứ nhất, sau khi người phạm tội đã thực hiện đầy đủ các hành vi trong mô tả của cấu thành tội phạm nhưng tội phạm chưa hoàn thành thì đã bị phát hiện.
Thứ hai, sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng chưa kịp xóa dấu vết hoặc phi tang các tang vật, chứng cứ phạm tội thì bị phát hiện.
Như vậy theo thông tin mà bạn cung cấp anh trai bạn đã đủ cấu thành tội đánh bạc theo quy định của pháp luật hình sự, mặc dù trường hợp này không bị bắt quả tang nhưng căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không chỉ dựa vào việc bắt quả tang mà còn dựa theo các căn cứ khác bao gồm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi ố vụ án hình sự chỉ được khởi tố vụ án khi đã có xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Và việc xác định dấu hiệu tội phạm đã xảy ra hay chưa dựa trên những căn cứ đó là:
– Thông tin tố giác tội phạm của cá nhân;
– Tin báo của các cá nhân cơ quan, tổ chức, hoặc tin báo ở trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị khởi tố như cơ quan thanh tra và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra, Kiểm toán nhà nước,…
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
Như vậy, nếu anh bạn tham gia đánh bạc, mặc dù không bị bắt quả tang tại chiếu bạc nhưng bị người khác tố giác ra cơ quan công an. Do đó, anh bạn vẫn bị cơ quan điều tra triệu tập để làm rõ về hành vi đánh bạc, qua quá trình điều tra, nếu có đủ các căn cứ xác định hành vi đánh bạc trái phép có sự tham gia của anh bạn đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc thì anh trai bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không?
Theo các quy định nêu trên thì hành vi ngồi xem đánh bạc sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu trong trường hợp bị bắt quả tang thì người ngồi xem đánh bạc cũng có thể bị công an bắt giữ và tịch thu tài tang vật. Bạn phải chứng minh được với cơ quan điều tra rằng mình chỉ xem và không tham gia vào việc đánh bạc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng minh này là không hề dễ dàng chỉ khi những người trực tiếp tham gia đánh bạc lấy lời khai thống nhất với nhau rằng bạn là người chỉ tham gia xem nhóm người này chơi đánh bạc và không tham gia chơi đánh bạc cùng. Do đó, tuyệt đối không nên xem người khác đánh bạc chỉ vì lý do tò mò hay để giải trí.
Trong trường hợp khi đang xem đánh bạc, bạn có mang theo bên người các tài sản có giá trị ví dụ như điện thoại, ví tiền và bị cơ quan chức năng tịch thu trong quá trình bắt quả tang thì tài sản bị tịch thu này sẽ được xử lý như sau: Việc ngồi xem đánh bạc mặc dù không bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tuy nhiên, việc chứng minh điều này khá khó khăn nên cơ quan điều tra bắt buộc phải tịch thu những phương tiện phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự trong đó quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội đó là tịch thu tang vật phạm tội liên quan đến việc thực hiện tội phạm.
Riêng đối với tội đánh bạc tất cả những người tham gia vào việc đánh bạc đều bị tịch thu các tài sản mang theo bên mình hoặc tại chiếu bạc bao gồm tiền hoặc hiện vật được phát hiện tại chiếu bạc hoặc phát hiện ở những khu vực khác mà có căn cứ cho rằng những tài sản này sẽ được sử dụng.Để đánh bạc.
Vì vậy, trong trường hợp chỉ ngồi xem đánh bạc và công an bắt quả tang thì cũng có thể bị vây bắt và bị tịch thu tang vật có trong người do có nghi ngờ sử dụng tài sản này để tham gia đánh bạc. Chỉ khi người xem đánh bạc chứng minh được mình không trực tiếp tham gia đánh bạc thì mới được trả lại tài sản đã bị tịch thu.
Như vậy, trong trường hợp này người xem đánh bạc phải chứng minh được với cơ quan điều tra rằng số tiền mang theo bên người không nhằm mục đích để đánh bạc. Đồng thời có người làm chứng cho việc lời khai này là đúng sự thật thì tài sản này sẽ được hoàn trả lại cho người đó.
3. Những tiền hoặc hiện vật như thế nào thì bị xem là tang vật trong tội đánh bạc?
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc nhằm mục đích sử dụng để đánh bạc.
– Tiền hoặc hiện vật mà có căn cứ xác định được sẽ sử dụng để đánh bạc, thu giữ trong người của các con bạc.
– Tiền hoặc hiện vật mà có căn cứ xác định được sẽ sử dụng để đánh bạc thu giữ ở những nơi khác.
Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền hoặc hiện vật sử dụng vào mục đích đánh bạc là tổng số tiền, hiện vật được sử dụng đánh bạc của từng người trong nhóm đánh bạc.
4. Trường hợp nào đánh bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Người có hành vi đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đủ cấu thành về tội đánh bạc quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm trong trường hợp này là căn cứ vào số tiền, hiện vật mà con bạc sử dụng để đánh bạc thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 mức phạt của tội đánh bạc được quy định như sau:
– Người có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 05 triệu đồng trở lên hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc còn chưa được xóa án tích mà tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Nếu người phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp tức là đánh bạc từ 5 lần trở lên; hoặc sử dụng số tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên để đánh bạc; Hoặc sử dụng các phương tiện điện tử, mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính để phạm tội; Hoặc tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt tù từ 03 đến 07 năm tù.
– Ngoài bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Nghị quyết