Đảng viên có được ly hôn không, có bị xử lý kỷ luật không? Đảng viên ly hôn có phải làm thủ tục báo cáo Chi bộ không? Đảng viên ly hôn có bị coi là hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình theo Điều lệ Đảng không?
Theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Giải thích các từ ngữ liên quan
Ðảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Ðảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết của Ðảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Ðảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng.
Ly hôn: Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
2. Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm
2.1. Các trường hợp Đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật
Đảng viên có những hành vi vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ,Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Vi phạm các quy định về bầu cử, Vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn, Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ; Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước; Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm; Vi phạm hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Vi phạm các quy định trong đầu tư, xây dựng; Vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Vi phạm trong quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện; Vi phạm trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; Vi phạm quy định về đất đai, nhà ở; Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ; Vi phạm quy định về lập hội và hoạt động của hội; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự; Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình.
2.2. Về các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên theo quy định
Theo Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 và Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017 Đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật như sau:
Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.
2.3 Về nguyên tắc xử lý kỷ luật.
Căn cứ điều 2 tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
– Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
– Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
-Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
-Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.
-Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
-Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.
– Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.
Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải
– Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
-Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.
– Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thi hành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
– Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.
– Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.
3. Đảng viên khi ly hôn có bị xử lý kỷ luật không?
3.1. Các trường hợp Đảng viên bị kỷ luật về hôn nhân và gia đình
Căn cứ theo điều 24 tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về việc Đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình như sau:
-Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
+ Cản trở kết hôn, ly hôn trái pháp luật hoặc để con tảo hôn.
+ Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án).
+ Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
+Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
-Đảng viên vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
+Vi phạm trong việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
+Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến việc đăng ký kết hôn bất hợp pháp.
+Cố ý khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi.
+Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
+Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
+ Ép buộc vợ (hoặc chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
3.2. Kỷ luật Đảng viên khi ly hôn
Căn cứ theo điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì trong trường hợp ly hôn, Đảng viên sẽ bị kỷ luật nếu thuộc trường hợp ly hôn trái quy định của luật.Trong đó, những hành vi bị coi là ly hôn trái pháp luật được nêu rõ tại
– Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Bởi ly hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định và yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Ly hôn giả tạo. Biểu hiện của hành vi này là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân;
Như vậy theo quy định của tổ chức Đảng thì Đảng viên vẫn được phép ly hôn theo quy định của pháp luật, không có quy định nào cấm Đảng viên không được ly hôn. Nhưng nếu Đảng viên vi phạm những quy định về ly hôn trái pháp luật đã nêu ở trên thì tùy vào từng mức độ, tính chất mà có thể bị kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách, cảnh cáo hay là khai trừ ra khỏi Đảng. Sau khi ly hôn thì Đảng viên phải báo cáo với chi bộ Đảng để chi bộ nắm rõ tình hình lý lịch của Đảng viên