Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những công dân ưu tú, sống, học tập và làm việc dưới ngọn cờ Đảng, dưới lá cờ Tổ quốc. Do đó nếu Đảng viên vi phạm, thực hiện những hành vi không đúng đắn, thiếu chuẩn mực thì sẽ bị xử lý kỷ luật không chỉ về mặt Đảng và còn về mặt pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hướng xử lý khi đảng viên đánh người khác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên là các chiến sĩ cách mạng, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam, người đủ điều kiện được kết nạp vào Đảng. Đảng viên phải đảm bảo chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, sống đúng pháp luật và phải là một người có đạo đức, có kỷ luật. Từ đây có thể hiểu rằng, Đảng viên là những công dân Việt Nam chuẩn mực, gương mẫu, sống và làm việc dưới ngọn cờ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngon cờ Tổ quốc Việt Nam. Do đó, khi một người là Đảng viên thực hiện những hành vi sai trái, thiếu chuẩn mực, vô đạo đức làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xa hội sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc. Cụ thể, không chỉ bị xử lý bằng quy phạm pháp luật Hình sự, Dân sự hoặc Hành chính và các luật chuyên ngành liên quan mà Đảng viên còn có thể bị xử lý theo Quy định kỷ luật Đảng viên.
1.1. Đảng viên bị xử lý kỷ luật sau khi đánh người khác:
Như đã nêu trên, một Đảng viên sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Đảng nhưng lại thực hiện những hành vi như đánh người, hành hung người khác, … làm mất đi hình ảnh gương mẫu của người Đảng viên. Trong đó, hành vi đánh người khác là hành vi vi phạm về mặt đạo đức và nếp sống của người Đảng viên. Do đó, khi một Đảng viên có hành vi đánh người thì sẽ bị xử lý vi phạm về đạo đức và nếp sống văn minh của một Đảng viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 Quy định số 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm như sau:
Trong trường hợp, Đảng viên đánh người nhưng hậu quả gây ra mang tính chất ít nghiêm trọng thì hình thức kỷ luật khiển trách sẽ được áp dụng.
Tuy nhiên, cũng với hành vi đánh người này nhưng người bị Đảng viên đánh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng, tức là khi hậu quả xảy ra do hành vi đánh người của Đảng viên gây ra có tính chất nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức nặng hơn như: cảnh cáo, cho thôi giữ các chức vụ đang công tác (nếu có) hoặc nặng nhất là khai trừ khỏi Đảng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Quy định số 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về kỷ luật tổ chức Đảng.
1.2. Đảng viên có thể bị xử lý hình sự sau khi đánh người khác:
Khi thực hiện hành vi hành hung người khác, Đảng viên không chỉ bị xử lý kỷ luật Đảng mà bên cạnh đó, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự như khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan thì công dân là Đảng viên đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó:
(i) Trong trường hợp người bị Đảng viên hành hung có kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc trường hợp tỷ lệ thương tích dưới 11% nhưng nạn nhân bị Đảng viên hành hung là người từ 16 tuổi trở xuống, người già yếu, bệnh tật, phụ nữ mang thai hoặc Đảng viên biết là người phụ nữ đó đang mang thai, người mất khả năng nhận thức hay tự về như những bệnh nhân bị hội chứng Down, tự kỷ,…; chính bố mẹ, người thân, người nuôi dưỡng hoặc người chữa bệnh,… của Đảng viên thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Đảng viên đó có thể phải chịu hình phạt chính là phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 3 năm tùy tính chất nghiêm trọng của vụ việc hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ.
(ii) Trong trường hợp người bị Đảng viên hành hung có kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc trường hợp Đảng viên hành hung, đánh từ hai người trở lên và mỗi người đều có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hành vi hành hung, đánh người khác này do Đảng viên thực hiện 2 lần trở lên hoặc trước đó đã từng bị xử lý hình sự về tội phạm này nhưng nay lại tiếp tục tái phạm nguy nhiểm thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Đảng viên phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn từ 02 năm đến 06 năm.
(iii) Trong trường hợp người bị Đảng viên hành hung, đánh có kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể gây biến dạng vùng mặt từ 61% trở lên hoặc trường hợp Đảng viên hành hung, đánh từ hai người trở lên và mỗi người đều có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc thậm chí, hành vi hành hung, đánh người khác của Đảng viên làm họ thiệt mạng thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Đảng viên đó phải đối mặt với mức án tù có thời hạn từ 07 năm đến 14 năm.
(iv) Trường hợp nghiêm trọng nhất, nếu hành vi hành hung, đánh người của Đảng viên làm chết từ 02 người trở lên hoặc số lượng nạn nhân bị hành hung,đánh từ 02 người trở lên có kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người đều là từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp bị hành hung quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Đảng viên đó sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm hoặc thậm chí, nếu tính chất vụ việc cực kỳ nghiêm trọng thì Đảng viên đó có thể bị áp dụng mức hình phạt cao nhất có tội “Cố y gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là chung thân.
2. Mức phạt vi phạm mà đảng viên phải chịu khi đánh người khác:
Bên cạnh hai hình phạt nghiêm khắc mà Đảng viên phải chịu khi đã có hành vi sai trái là hành hung, đánh người khác là kỷ luật Đảng và truy cứu trách nhiệm hình sự thì trong một số trường hợp, Đảng viên khi hành hung, đánh người khác nhưng dựa vào tính chất vụ việc hoặc do không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Đảng viên đó có thể chịu một hình phạt khác nhẹ hơn là phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì hành vi hành hung, đánh người của Đảng viên đã gây rối, làm mất trật tự công cộng thì sec có mức phạt hành chính là từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mặt khác, sau khi bị Đảng viên hành hung, đánh, nạn nhân phải khám, chữa bệnh và điều trị thì căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 14 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì Đảng viên đó bắt buộc phải hoàn trả tất cả chi phí nạn nhân đã phải bỏ ra cho việc khám, chữa bệnh và điều trị.
3. Những hành vi vi phạm nào của Đảng viên sẽ bị kỷ luật?
Đảng viên là những nhân tố chính hình thành nên một Đảng vững mạnh, trong sạch, liêm chính và có đạo đức. Do đó, một khi Đảng viên có những hành vi thiếu đúng đắn, sai chuẩn mực gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Đảng, gây rối mất trật tự an toàn công cộng thì sẽ bị xử lý vi phạm kỷ luật Đảng. Cụ thể, một số nhóm hành vi này được liệt kê tại Chương III “Kỷ luật Đảng viên vi phạm” quy định tại Quy định số 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về kỷ luật tổ chức Đảng như sau:
– Nhóm hành vi vi phạm các quan điểm chính trị và chính trị trong nội bộ;
– Nhóm hành vi vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;
– Nhóm hành vi vi phạm các quy định về bầu cử;
– Nhóm hành vi vi phạm về tuyên truyền và phát ngôn;
– Nhóm hành vi vi phạm quy định trong công tác tổ chức và cán bộ;
– Nhóm hành vi vi phạm vi phạm về chống chạy chức, chạy quyền;
– Nhóm hành vi vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ, chức trách, công vụ;
– Nhóm hành vi vi phạm công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành;…
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Quy định số 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về kỷ luật tổ chức Đảng;
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
THAM KHẢO THÊM: